Phóng xạ - Lí thuyết chung

Lý thuyết về phóng xạ môn lý lớp 12 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(399) 1329 26/07/2022

1. PHÓNG XẠ: là hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác.

2. CÁC TIA PHÓNG XẠ

- Phóng xạ \(\alpha \;({}_2^4He)\): hạt nhân con lùi hai ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn:

                                             \({}_Z^AX \to \;{}_2^4He\; + \;{}_{Z - 2}^{A - 4}Y\)

- Phóng xạ \({\beta ^ - }\;({}_{ - 1}^0e)\): hạt nhân con tiến một ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn:

                                           \({}_Z^AX \to \;{}_{ - 1}^0e\; + \;{}_{Z + 1}^AY\)

- Phóng xạ \({\beta ^ + }\;({}_{ + 1}^0e)\): hạt nhân con lùi một ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn:

                                           \({}_Z^AX \to \;{}_{ + 1}^0e\; + \;{}_{Z - 1}^AY\)

- Phóng xạ \(\gamma \): Sóng điện từ có bước sóng rất ngắn:

                                           \({}_Z^A{X^*} \to \;\gamma \; + \;{}_Z^AX\)

So sánh Bản chất và tính chất của các loại tia phóng xạ

3. ĐỊNH LUẬT PHÓNG XẠ

a. Chu kì bán rã (T): là thời gian để một nửa số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

b. Hằng số phóng xạ: \(\lambda = \frac{{\ln 2}}{T}\)      (đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ)

c. Định luật phóng xạ:

(399) 1329 26/07/2022