Phép nhân, phép chia các số nguyên
I. Nhân hai số nguyên
1.Nhân hai số nguyên khác dấu
Để nhân hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:
Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại
Bước 2: Tính tích của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1
Bước 3: Thêm dấu “-” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có kết quả cần tìm.
Nhận xét: Tích của hai số nguyên khác dấu là số nguyên âm.
Chú ý:
Cho hai số nguyên dương a và b, ta có:
(+a).(−b)=−a.b
(−a).(+b)=−a.b
Ví dụ:
a) (−20).5=−(20.5)=−100.
b) 15.(−10)=−(15.10)=−150.
c) 20.(+50)+4.(−40)=1000−(4.40)=1000−160=840.
2.Nhân hai số nguyên cùng dấu
Để nhân hai số nguyên âm, ta làm như sau:
Để nhân hai số nguyên âm, ta làm như sau:
Bước 1: Bỏ dấu “-” trước mỗi số
Bước 2: Tính tích của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta có tích cần tìm.
Nhận xét:
- Khi nhân hai số nguyên dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên.
- Tích của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.
Chú ý:
Cho hai số nguyên dương a và b, ta có:
(−a).(−b)=(+a).(+a)=a.b
(−a).(+b)=−a.b
Ví dụ:
a) (−4).(−15)=4.15=60
b) (+2).(+5)=2.5=10.
II. Sơ đồ tư duy Phép nhân số nguyên

III. Tính chất của phép nhân các số nguyên
Phép nhân các số nguyên có các tính chất:
+) Giao hoán: a.b=b.a
+) Kết hợp: a(bc)=(ab)c
+) Phân phối đối với phép cộng: a(b+c)=ab+ac
+) Phân phối đối với phép trừ: a(b−c)=ab−ac
Nhận xét:
Trong một tích nhiều thừa số ta có thể:
- Đổi chỗ hai thừa số tùy ý.
- Dùng dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý:
Chú ý:
+) a.1=1.a=a
+) a.0=0.a=0
+) Cho hai số nguyên x,y:
Nếu x.y=0 thì x=0 hoặc y=0.
Ví dụ 1:
a) (−3).5=5.(−3)=−15
b) [(−2).7].(−3)=(−2).[7.(−3)]=(−2).(−21)=42
c) (−5).12+(−5).88=(−5).(12+88)=(−5).100=−500.
d) (−9).36−(−9).26=(−9).(36−26)=(−9).10=−90
Ví dụ 2:
Nếu (x−1)(x+5)=0 thì x−1=0 hoặc x+5=0.
Suy ra x=1 hoặc x=−5.
IV. Quan hệ chia hết và phép chia hết trong tập hợp số nguyên
1.Phép chia hết
Cho a,b∈Z và b≠0. Nếu có số nguyên q sao cho a=bq thì:
Ta nói a chia hết cho b, kí hiệu là a⋮b.
Ta gọi q là thương của phép chia a cho b, kí hiệu a:b=q.
Ví dụ:
(−15)=3.(−5) nên ta nói:
+) −15 chia hết cho (−5)
+) −15:(−5)=3
+) 3 là thương của phép chia −15 cho −5.
2.Phép chia hai số nguyên khác dấu
Để chia hai số nguyên khác dấu ta làm như sau:
Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại
Bước 2: Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1
Bước 3: Thêm dấu “-” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.
Ví dụ:
- a) (−27):3=−(27:3)=−9.
- b) 36:(−9)=−(36:9)=−4
3.Phép chia hết hai số nguyên cùng dấu
Để chia hai số nguyên âm ta làm như sau:
Bước 1: Bỏ dấu “-” trước mỗi số.
Bước 2: Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta có thương cần tìm.
Nhận xét: Phép chia hai số nguyên dương chính là phép chia hai số tự nhiên.
Nhận xét: Phép chia hai số nguyên dương chính là phép chia hai số tự nhiên.
Chú ý:
Cách nhận biết dấu của thương:
(+):(+)=(+)(−):(−)=(+)(−):(+)=(−)(+):(−)=(−)
Ví dụ:
- a) (−36):(−4)=36:4=9
- b) (−35):(−7)=35:7=5.
V. Bội và ước của một số nguyên
Cho a,b∈Z. Nếu a⋮b thì ta nói a là bội của b và b là ước của a.
Nhận xét:
- Nếu a là bội của b thì −a cũng là bội của b.
- Nếu b là ước của a thì −b cũng là ước của a.
Chú ý: Khi c vừa là ước của a, vừa là ước của b thì c được gọi là ước chung của a và b.
Kí hiệu ước chung của hai số nguyên a,b là ƯC(a, b).
Ví dụ 1:
a) 5 là một ước của −30 vì (−30)⋮5.
b) −42 là một bội của −7 vì (−42)⋮(−7).
Ví dụ 2:
a) Các ước của 4 là: 1;−1;2;−2;4;−4.
b) Các bội của 8 là: 0;8;−8;16;−16;...
Ví dụ 3:
Ta thấy 1;−1;2;−2 vừa là ước của 6, vừa là ước của 4 nên chúng gọi là ước chung của 6 và 4.
Khi đó ta viết: ƯC(6; 4)={1;-1;2;-2}.
VI. Sơ đồ tư duy Bội và ước của một số nguyên
