Các dạng toán về tính chất cơ bản của phân số
I. Xác định các phân số bằng nhau
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số
$\dfrac{a}{b} = \dfrac{{a.m}}{{b.m}}$ với $m \in Z$ và $m \ne 0$; $\dfrac{a}{b} = \dfrac{{a:n}}{{b:n}}$với $n \in $ ƯC$\left( {a;b} \right)$.
II. Tìm số chưa biết của đẳng thức hai phân số
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để biến đổi hai phân số đã cho thành hai phân số bằng chúng nhưng có từ (hoặc mẫu) như nhau. Khi đó mẫu (hoặc tử) của chúng phải bằng nhau. Từ đó tìm được số chưa biết.
Hoặc áp dụng định nghĩa hai phân số bằng nhau.
III. Rút gọn phân số. Rút gọn biểu thức dạng phân số
- Chia cả tử và mẫu của phân số $\dfrac{a}{b}$ cho ƯCLN của $a$ và $b$ để rút gọn thành phân số tối giản ( bỏ dấu “-” nếu có)
- Trường hợp biểu thức có dạng phân số, ta cần làm xuất hiện các thừa số chung của tử và mẫu rồi rút gọn các thừa số chung đó.
IV. Tìm các phân số tối giản trong các phân số cho trước
Để tìm phân số tối giản trong các phân số cho trước, ta tìm ƯCLN của tử và mẫu đối với từng phân số. Phân số nào có ƯCLN này là $1$ thì đó là phân số tối giản.
Ví dụ:
Phân số $\dfrac{{ - 5}}{7}$ tối giản vì ƯCLN $\left( {5,7} \right) = 1.$
V. Viết dạng tổng quát của tất cả các phân số bằng một phân số cho trước
Ta thực hiện hai bước:
- Rút gọn phân số đã cho đến tối giản, chằng hạn ta được phân số tối giản $\dfrac{m}{n}$ ;
- Dạng tổng quát của các phân số phải tìm là $\dfrac{{m.k}}{{n.k}}$ ($k$ $ \in $ $\mathbb{Z}$, $k$ $ \ne 0).$