Các dạng toán về phép cộng, phép trừ các số nguyên
I. Thực hiện phép tính cộng, trừ hai số nguyên.
- Nếu phép tính chỉ có phép cộng (phép trừ) thì ta sử dụng quy tắc cộng (trừ) hai số nguyên.
- Nếu phép tính có nhiều hơn một phép cộng và phép trừ ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải.
Ví dụ:
Tính A=15−(−12)+4
Ta thấy trong biểu thức A có chứa nhiều hơn một phép cộng (trừ) => Ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải. Do đó ta làm như sau:
A=15−(−12)+4A=15+12+4A=27+4A=31
Vậy A=31.
II. Bài toán tìm x trong phép cộng, trừ số nguyên
Dựa vào đề bài để áp dụng một trong các quy tắc sau:
- Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ.
=> Kết luận.
Ví dụ:
Tìm x, biết: 30−x=12
Ta thấy trong phép trừ trên x là số trừ => Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ (số 30) trừ đi hiệu (số 12). Do đó ta làm như sau:
30−x=12x=30−12x=18
Vậy x=18.
III. So sánh kết quả phép cộng, trừ hai số nguyên
Bước 1: Áp dụng quy tắc cộng, trừ số nguyên để thực hiện các phép tính
Bước 2: So sánh kết quả vừa tìm được ở bước 1
Bước 3: Kết luận
Ví dụ:
So sánh A=−13−(−34)+25 và B=−7+35−13
Bước 1:
A=−13−(−34)+25A=−13+34+25A=21+25A=46
B=−7+35−13B=28−13B=15
Bước 2: Ta thấy 46>15 nên A>B
Bước 3: Vậy A>B.
IV. Tính tổng (hiệu) nhiều số nguyên cho trước
Tùy đặc điểm từng bài, ta có thể giải theo các cách sau :
- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
- Cộng (trừ) dần hai số một
- Cộng các số dương với nhau, cộng các số âm với nhau, cuối cùng cộng các kết quả vừa tính được với nhau.
Ví dụ:
Tính: A=5+(−18)+95+(−82)+100
A=5+(−18)+95+(−82)+100A=(5+95)+[(−18)+(−82)]A=100+(−100)+100A=0+100A=100.