Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên
I. Phép cộng số tự nhiên
Phép cộng:
\(a + b = c\)
(số hạng) + (số hạng) = (tổng)
Minh họa trên tia số:
Phép cộng 3 + 2 = 5: tổng hai tia bên trên bằng tia bên dưới.
II. Tính chất của phép cộng số tự nhiên
Tính chất:
Giao hoán: \(a + b = b + a\)
Kết hợp: \(\left( {a + b} \right) + c = a + \left( {b + c} \right) = a + b + c\)
\(a,b,c\) được gọi là tổng của ba số \(a,b,c\)
Cộng với số 0: \(a + 0 = 0 + a = a\)
Lưu ý: Khi cộng nhiều số, ta nên nhóm các số hạng có tổng là số chẵn tròn chục, tròn trăm,...(nếu có).
Ví dụ:
Tính một cách hợp lí: 12+25+15+28
Nhận xét: Ta thấy nếu tính riêng 12+28 và 25+15 thì được: 12+28=40 và 25+15=40 kết quả của hai phép tính này là tròn chục nên ta thực hiện phép tính sau:
12+25+15+28
= 12+28+25+15 (Đổi vị trí của các số 25, 15, 28: Tính chất giao hoán)
= (12+28)+(25+15) (Kết hợp)
= 40+40
= 80
III. Phép trừ số tự nhiên
Phép trừ
Cho hai số tự nhiên \(a\) và \(b,\) nếu có số tự nhiên \(x\) sao cho \(b + x = a\) thì ta có phép trừ
\(a - b = x\)
(số bị trừ) - (số trừ) = (hiệu)
Chú ý: Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
Nếu \(a - b = x\) thì \(a = b + x\)
Nếu \(a + b = x\) thì \(a = x - b\) và \(b = x - a\)
Minh họa trên tia số:
\(6 - 4 = 2\)
Số 6 biểu biễn bởi mũi tên từ trái sang phải
Số 4 biểu diễn mũi tên từ phải sang trái.