Các dạng toán về phép nhân, phép chia phân số
I. Tìm số nghịch đảo của một số cho trước
+ Viết số cho trước dưới dạng ab(a;b∈Z;a;b≠0)
+ Số nghịch đảo của ab là ba
+ Số 0 không có số nghịch đảo
+ Số nghịch đảo của số nguyên a(a≠0) là 1a.
II. Thực hiện phép nhân, chia phân số
Áp dụng qui tắc chia hai phân số:
Muốn chia một phân số hay một số nguyên cho một phân số, ta nhân số bị chia với số nghịch đảo của số chia.
ab:cd=ab.dc=a.db.c ; a:cd=a.dc=a.dc(c≠0)
III. Tìm số chưa biết trong một tích, một thương
+ Muốn tìm một trong hai thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
+ Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương
+ Muốn tìm số bị chia, ta lấy số chia nhân với thương.
IV. Tính giá trị biểu thức. So sánh giá trị hai biểu thức
- Ta sử dụng các qui tắc cộng, trừ, nhân, chia đã học và chú ý đến thứ tự thực hiện phép tính.
+ Đối với biểu thức không chứa ngoặc ta thực hiện theo thứ tự:
Lũy thừa→ nhân→ cộng, trừ
+ Đối với biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện theo thứ tự: ()→[]→{}.
- Để so sánh giá trị hai biểu thức ta thực hiện tính giá trị biểu thức rồi so sánh kết quả.