Ôn tập chương 7
1. Các định nghĩa
+ Vectơ là một đoạn thẳng có hướng. Kí hiệu vectơ có điểm đầu A, điểm cuối B là →AB.
+ Giá của vectơ là đường thẳng chứa vectơ đó.
+ Độ dài của vectơ là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ, kí hiệu |→AB|.
+ Vectơ – không là vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau, kí hiệu →0.
+ Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau.
+ Hai vectơ cùng phương có thể cùng hướng hoặc ngược hướng.
+ Hai vectơ được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng hướng và có cùng độ dài.
Chú ý:
+) Ta còn sử dụng kí hiệu →a,→b,... để biểu diễn vectơ.
+) Qui ước: Vectơ →0 cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.
+) Mọi vectơ →0 đều bằng nhau.
2. Tổng, hiệu hai véc tơ
a. Tổng của hai vectơ
+) Qui tắc ba điểm: Với ba điểm A,B,C tuỳ ý, ta có: →AB+→BC=→AC.
+) Qui tắc hình bình hành: Với ABCD là hình bình hành, ta có: →AB+→AD=→AC.
+) Tính chất: →a+→b=→b+→a;(→a+→b)+→c=→a+(→b+→c);→a+→0=→a
b. Hiệu của hai vectơ
+) Vectơ đối của →a là vectơ →b sao cho →a+→b=→0. Kí hiệu vectơ đối của →a là −→a.
+) Vectơ đối của →0 là →0.
+) →a−→b=→a+(−→b).
3. Tích của một véc tơ với một số
*) Cho vectơ →a và số k∈R. k→a là một vectơ được xác định như sau:
+ k→a cùng hướng với →a nếu k≥0, k→a ngược hướng với →a nếu k<0.
+ |k→a|=|k|.|→a|
*) Tính chất
k(→a+→b)=k→a+k→b;
(k+l)→a=k→a+l→a;
k(l→a)=(kl)→a
k→a=→0 ⇔k=0 hoặc →a=→0.
*) Điều kiện để hai vectơ cùng phương
→a và →b(≠→0) cùng phương ⇔∃k∈R:→b=k→a
*) Điều kiện ba điểm thẳng hàng
A,B,C thẳng hàng ⇔k≠0:→AB=k→AC.
*) Biểu thị một vectơ theo hai vectơ không cùng phương
Cho hai vectơ không cùng phương →a,→b và →x tuỳ ý. Khi đó ∃!m,n∈R:→x=m→a+n→b
Chú ý:
+) Hệ thức trung điểm đoạn thẳng
M là trung điểm của đoạn thẳng AB ⇔→MA+→MB=→0 ⇔→OA+→OB=2→OM (O tuỳ ý).
+) Hệ thức trọng tâm tam giác
G là trọng tâm ΔABC ⇔ →GA+→GB+→GC=→0 ⇔→OA+→OB+→OC=3→OG (O tuỳ ý).
4. Hệ trục tọa độ
a. Tọa độ điểm
Trong hệ trục tọa độ (O;→i,→j), tọa độ của vectơ →OM gọi là tọa độ của điểm M, kí hiệu là M=(x;y) hay M(x;y). x được gọi là hoành độ, y được gọi là tung độ của điểm M.
Tọa độ trung điểm, trọng tâm tam giác
+ Cho A(xA;yA),B(xB;yB) và M là trung điểm AB. Tọa độ trung điểm M(xM;yM) của đoạn thẳng AB là xM=xA+xB2,yM=yA+yB2
+ Cho tam giác ABC có A(xA;yA),B(xB;yB),C(xC;yC). Tọa độ trọng tâm G(xG;yG) của tam giác ABC là xG=xA+xB+xC3 và yG=yA+yB+yC3
b. Biểu thứ tọa độ của các phép toán vectơ.
Cho →u=(x;y) ;→u′=(x′;y′) và số thực k. Khi đó ta có :
1) →u=→u′⇔{x=x′y=y′
2) →u±→v=(x±x′;y±y′)
3) k.→u=(kx;ky)
4) →u′ cùng phương →u(→u≠→0) khi và chỉ khi có số k sao cho {x′=kxy′=ky
5) Cho A(xA;yA),B(xB;yB) thì →AB=(xB−xA;yB−yA)