Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
1. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Cho hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: {ax+by=ca′x+b′y=c′(I)(a2+b2≠0;a′2+b′2≠0)
- Mỗi cặp số (x0;y0) đồng thời là nghiệm của cả hai phương trình trong hệ được gọi là một nghiệm của hệ.
- Giải hệ phương trình là tìm tất cả các nghiệm của nó.
Gọi d,d′ lần lượt là các đường thẳng ax+by=c và a′x+b′y=c′. Khi đó:
+) Hệ (I) có nghiệm duy nhất ⇔d,d′ cắt nhau.
+) Hệ (I) vô nghiệm ⇔d,d′ song song.
+) Hệ (I) có vô số nghiệm ⇔d,d′ trùng nhau.
2. Giải và biện luận hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Cho hệ {ax+by=ca′x+b′y=c′(I)(a2+b2≠0;a′2+b′2≠0)
Phương pháp:
- Bước 1: Tính các giá trị:
D=|aa′bb′|=ab′−a′bDx=|cc′bb′|=cb′−c′bDy=|aa′cc′|=ac′−a′c
- Bước 2: Biện luận nghiệm của hệ phương trình:
a) Nếu D≠0 thì hệ có một nghiệm duy nhất (x;y), trong đó: x=DxD;y=DyD
b) Nếu D=0 và:
+) Dx≠0 hoặc Dy≠0 thì hệ vô nghiệm.
+) Dx=Dy=0 thì hệ có vô số nghiệm, tập nghiệm của hệ là tập nghiệm của phương trình ax+by=c
- Bước 3: Kết luận
Ví dụ: Giải và biện luận hệ phương trình: {mx+y=m+1x+my=2
- Bước 1: Tính:
D=|m11m|=m2−1=(m−1)(m+1)Dx=|m+121m|=m2+m−2=(m−1)(m+2)Dy=|m1m+12|=2m−m−1=m−1
- Bước 2: Biện luận:
+) Nếu D≠0⇔m≠±1 thì hệ có nghiệm duy nhất (x;y) với:
{x=DxD=(m−1)(m+2)(m−1)(m+1)=m+2m+1y=DyD=m−1(m−1)(m+1)=1m+1
+) Nếu D=0⇔[m=1m=−1 thì:
TH1: m=1 thì Dx=Dy=0, hệ trở thành {x+y=2x+y=2⇔x+y=2⇔{x∈Ry=2−x
TH2: m=−1 thì Dx≠0 nên hệ vô nghiệm.
- Bước 3: Kết luận:
+) Với m≠±1 thì hệ có nghiệm duy nhất (x;y) là (m+2m+1;1m+1)
+) Với m=1 thì hệ có vô số nghiệm (x;y) là {x∈Ry=2−x
+) Với m=−1 thì hệ vô nghiệm.