Một số khái niệm phương trình đường thẳng
1. Vectơ pháp tuyến và véc tơ chỉ phương của đường thẳng
Định nghĩa: Cho đường thẳng Δ
- Vectơ →n≠→0 gọi là vectơ pháp tuyến (VTPT) của Δ nếu giá của →n vuông góc với Δ
- Vectơ →u≠→0 gọi là vectơ chỉ phương (VTCP) của đường thẳng Δ nếu giá của nó song song hoặc trùng với Δ

Nhận xét:
- Nếu →n(→u) là VTPT (VTCP) của Δ thì k→n(k≠0) hoặc k→u cũng là VTPT (VTCP) của Δ
- VTPT và VTCP vuông góc với nhau: →nΔ.→uΔ=0
- Nếu Δ có VTCP →u=(a;b) thì →n=(−b;a) là một VTPT của Δ
2. Phương trình tổng quát, tham số của đường thẳng
a) Phương trình tổng quát
Cho đường thẳng Δ đi qua M0(x0;y0) và có VTPT →n=(a;b). Khi đó:
Δ:a(x−x0)+b(y−y0)=0
Phương trình trên được gọi là phương trình tổng quát của đường thẳng Δ
- Nếu đường thẳng Δ:ax+by+c=0 thì →n=(a;b) là VTPT của Δ.
- Điểm M(x0;y0) thuộc Δ:ax+by+c=0 ⇔ax0+by0+c=0
b) Phương trình tham số của đường thẳng:
Cho đường thẳng Δ đi qua M0(x0;y0) và →u=(a;b) là VTCP. Khi đó:
{x=x0+aty=y0+btt∈R(1)
Hệ (1) gọi là phương trình tham số của đường thẳng Δ,t gọi là tham số
Nhận xét : Nếu Δ có phương trình tham số là (1) thì A∈Δ⇔A(x0+at;y0+bt)
c) Phương trình chính tắc.
Cho đường thẳng Δ đi qua M0(x0;y0) và →u=(a;b) (với a≠0,b≠0) là vectơ chỉ phương thì phương trình x−x0a=y−y0b được gọi là phương trình chính tắc của đường thẳng Δ.
3. Vị trí tương đối của hai đường thẳng
Cho hai đường thẳng d1:a1x+b1y+c1=0; d2:a2x+b2y+c2=0
d1 cắt d2 khi và chỉ khi |a1b1a2b2|≠0
d1//d2 khi và chỉ khi |a1b1a2b2|=0 và |b1c1b2c2|≠0, hoặc |a1b1a2b2|=0 và |c1a1c2a2|≠0
d1≡d2 khi và chỉ khi |a1b1a2b2|=|b1c1b2c2|=|c1a1c2a2|=0
Với trường hợp a2.b2.c2≠0 khi đó
+ Nếu a1a2≠b1b2 thì hai đường thẳng cắt nhau.
+ Nếu a1a2=b1b2≠c1c2 thì hai đường thẳng song song nhau.
+ Nếu a1a2=b1b2=c1c2 thì hai đường thẳng trùng nhau.
+ Nếu a1a2+b1b2=0 thì hai đường thẳng vuông góc.