Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Hàm số - Đề số 1
-
Hocon247
-
12 câu hỏi
-
45 phút
-
494 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho hàm số y=f(x) có đồ thị như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A sai vì y=3 là giá trị cực đại của hàm số, không phải giá trị lớn nhất.
B sai vì hàm số đồng biến trên các khoảng \left( { - \infty ;0} \right),\left( {2; + \infty } \right).
C sai vì x=2 là điểm cực tiểu của hàm số không phải giá trị cực tiểu.
D đúng vì trên đoạn \left[ {0;4} \right] thì hàm số đạt GTNN (cũng là giá trị cực tiểu) bằng - 1 đạt được tại x = 2.
Hướng dẫn giải:
Quan sát đồ thị hàm số và rút ra các nhận xét về cực đại, cực tiểu, GTLN, GTNN, khoảng đồng biến, nghịch biến.
Giải thích thêm:
Học sinh thường nhầm lẫn cách tìm GTLN, GTNN của hàm số với giá trị cực đại, giá trị cực tiểu của hàm số. nên có thể chọn A là sai.
Cho hàm số y = f\left( x \right) có đạo hàm trên \left( {a;b} \right). Nếu f'\left( x \right) đổi dấu từ âm sang dương qua điểm {x_0} thuộc (a;b) thì
Nếu f'\left( x \right) đổi dấu từ âm sang dương qua điểm {x_0} thì {x_0} là điểm cực tiểu của hàm số.
Hướng dẫn giải:
Nếu \left\{ \begin{gathered}f'\left( x \right) < 0,\forall x \in \left( {{x_0} - h} \right) \hfill \\f'\left( x \right) > 0,\forall x \in \left( {{x_0} + h} \right) \hfill \\ \end{gathered} \right. thì {x_0} là một điểm cực tiểu của hàm số.
Giải thích thêm:
Một số em có thể chọn nhầm đáp án D vì không phân biệt được khái niệm điểm cực tiểu của hàm số và điểm cực tiểu của đồ thị hàm số.
Cho hàm số f\left( x \right) xác định trên \left[ {0;2} \right] và có GTNN trên đoạn đó bằng 5. Chọn kết luận đúng:
GTNN của f\left( x \right) trên \left[ {0;2} \right] bằng 5 nên f\left( x \right) \geqslant 5,\forall x \in \left[ {0;2} \right] \Rightarrow f\left( 2 \right) \geqslant 5.
Cho hàm số y = f\left( x \right) có bảng biến thiên như hình bên dưới, chọn khẳng định sai:

Từ bảng biến thiên ta thấy:
Đạo hàm đổi dấu từ dương sang âm qua điểm x = 2 nên x = 2 là điểm cực đại của hàm số, y = 3 là giá trị cực đại của hàm số và \left( {2;3} \right) là điểm cực đại của đồ thị hàm số.
Ngoài ra, đạo hàm không đổi dấu qua điểm x = - 2 nên x = - 2 không là điểm cực trị của hàm số.
Hướng dẫn giải:
Quan sát và nhận xét bảng biến thiên.
Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số y = - \dfrac{1}{3}{x^3} + \dfrac{{m{x^2}}}{3} + 4 đạt cực đại tại x = 2?
TXĐ D = \mathbb{R}
y' = - {x^2} + \dfrac{2}{3}mx \Rightarrow y'' = - 2x + \dfrac{2}{3}m
Hàm số đã cho đạt cực đại tại x = 2
\Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} y'(2) = 0 \hfill \\ y''\left( 2 \right) < 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} - {2^2} + \dfrac{2}{3}m.2 = 0 \hfill \\ - 2.2 + \dfrac{2}{3}m. < 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} - 4 + \dfrac{4}{3}m = 0 \hfill \\- 4 + \dfrac{2}{3}m < 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} m = 3 \hfill \\m < 6 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow m = 3
Hướng dẫn giải:
- Bước 1: Tính y',y''.
- Bước 2: Nêu điều kiện để x = {x_0} là cực trị của hàm số:
+ x = {x_0} là điểm cực đại nếu \left\{ \begin{gathered} f'\left( {{x_0}} \right) = 0 \hfill \\f''\left( {{x_0}} \right) < 0 \hfill \\ \end{gathered} \right.
+ x = {x_0} là điểm cực tiểu nếu \left\{ \begin{gathered}f'\left( {{x_0}} \right) = 0 \hfill \\ f''\left( {{x_0}} \right) > 0 \hfill \\ \end{gathered} \right.
- Bước 3: Kết luận.
Giải thích thêm:
- Nhiều học sinh chỉ xét điều kiện y'\left( {{x_0}} \right) = 0 mà quên điều kiện y''\left( {{x_0}} \right) < 0 dẫn đến kết luận sai.
- Nếu chỉ xét điều kiện y'\left( {{x_0}} \right) = 0 thì sau khi tìm ra m phải thay vào hàm số, kiểm tra xem x = 2 có là điểm cực đại của hàm số tìm được hay không.
Hình dưới là đồ thị hàm số y = f'\left( x \right). Hỏi hàm số y = f\left( x \right) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
Hàm số y = f'\left( x \right) dương trong khoảng \left( {2; + \infty } \right)
\Rightarrow Hàm số y = f\left( x \right) đồng biến trên \left( {2; + \infty } \right)
Hướng dẫn giải:
Khi đạo hàm của hàm số mang dấu dương trên một khoảng thì hàm số đồng biến trên khoảng đó.
Giải thích thêm:
Học sinh có thể nhầm lẫn đồ thị đề bài cho là đồ thị của hàm số y = f\left( x \right) dẫn đến chọn đáp án A.
Trong các hàm số dưới đây, hàm số nào không đồng biến trên R?
+) Xét đáp án A:y = \sin x - 3x có: y' = \cos x - 3.
Với \forall {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \in R ta có: - 1 \le \cos x \le 1 \Rightarrow y' = {\rm{cosx\;}} - 3 < 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \forall x{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \in R \Rightarrow hàm số nghịch biến trên R.
Vậy hàm số ở đáp án A không đồng biến trên R.
+) Xét đáp án B: y = \cos x + 2x có: y' = {\rm{\;}} - \sin x + 2.
Với \forall {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \in R ta có: - 1 \le \sin x \le 1 \Rightarrow y' = {\rm{\;}} - \sin x + 2 > 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \forall x{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \in R
Vậy hàm số đồng biến trên \mathbb{R}.
+) Xét đáp án C: y'=3x^2\ge 0, \forall x nên hàm số đồng biến trên R.
+) Xét đáp án D: y'=5x^4\ge 0, \forall x nên hàm số đồng biến trên R.
Vậy chỉ có hàm số ở đáp án A không đồng biến trên R.
Hướng dẫn giải:
+) Xét các hàm số theo từng đáp án.
+) Hàm số nào có y' \ge 0 với mọi x \in R thì hàm số đó đồng biến trên R.
Chọn phát biểu đúng:
Hàm số bậc ba chỉ có thể có 2 cực trị hoặc không có cực trị nào nên nếu nó có cực đại thì chắc chắn sẽ có cực tiểu và ngược lại nên A, B sai.
Không phải lúc nào hàm bậc ba cũng có 2 cực trị, vẫn có trường hợp không có cực trị nên D sai.
Hướng dẫn giải:
Sử dụng chú ý số cực trị của hàm số bậc ba:
Hàm bậc ba chỉ có thể có 2 cực trị (cả cực đại và cực tiểu) hoặc không có cực trị nào.
Tìm m để hàm số y = \dfrac{{{x^3}}}{3} - 2m{x^2} + 4mx + 2 nghịch biến trên khoảng \left( { - 2;0} \right).
Ta có: y' = {x^2} - 4mx + 4m.
Hàm số nghịch biến trên \left( { - 2;0} \right) \Rightarrow y' \leqslant 0,\forall x \in \left( { - 2;0} \right) \Leftrightarrow {x^2} - 4mx + 4m \leqslant 0,\forall x \in \left( { - 2;0} \right) \Leftrightarrow {x^2} - 4m\left( {x - 1} \right) \leqslant 0 \Leftrightarrow 4m\left( {x - 1} \right) \geqslant {x^2} \Leftrightarrow 4m \leqslant \dfrac{{{x^2}}}{{x- 1}} (vì - 2 < x < 0)
Xét hàm g\left( x \right) = \dfrac{{{x^2}}}{{x - 1}} trên \left( { - 2;0} \right) ta có:
g'\left( x \right) = \dfrac{{{x^2} - 2x}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}x = 0 \notin \left( { - 2;0} \right) \hfill \\x = 2 \notin \left( { - 2;0} \right) \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow g'\left( x \right) > 0,\forall x \in \left( { - 2;0} \right)
Do đó hàm số y = g\left( x \right) đồng biến trên \left( { - 2;0} \right)
Suy ra g\left( { - 2} \right) < g\left( x \right) < g\left( 0 \right),\forall x \in \left( { - 2;0} \right) hay - \dfrac{4}{3} < g\left( x \right) < 0,\forall x \in \left( { - 2;0} \right)
Khi đó 4m \le g\left( x \right),\forall x \in \left( { - 2;0} \right) \Leftrightarrow 4m \le - \dfrac{4}{3} \Leftrightarrow m \le - \dfrac{1}{3}
Vậy m \leqslant - \dfrac{1}{3}
Hướng dẫn giải:
- Bước 1: Nêu điều kiện để hàm số đơn điệu trên D:
+ Hàm số y = f\left( x \right) đồng biến trên D \Leftrightarrow y' = f'\left( x \right) \geqslant 0,\forall x \in D.
+ Hàm số y = f\left( x \right) nghịch biến trên D \Leftrightarrow y' = f'\left( x \right) \leqslant 0,\forall x \in D.
- Bước 2: Từ điều kiện trên sử dụng các cách suy luận khác nhau cho từng bài toán để tìm m.
Chú ý: Dưới đây là một trong những cách hay được sử dụng:
- Rút m theo x sẽ xảy ra một trong hai trường hợp: m \geqslant g\left( x \right),\forall x \in D hoặc m \leqslant g\left( x \right),\forall x \in D.
- Khảo sát tính đơn điệu của hàm số y = g\left( x \right) trên D.
- Kết luận: Đánh giá g(x) suy ra giá trị của m
- Bước 3: Kết luận.
Giải thích thêm:
HS thường nhầm lẫn ở bước kết luận giá trị cần tìm của m, khi tìm được g\left( x \right) > g\left( { - 2} \right) = - \dfrac{4}{3}; g\left( x \right) < g\left( 0 \right) = 0, nhiều em vội vàng kết luận m \leqslant - \dfrac{4}{3} dẫn đến chọn nhầm đáp án C, một số em khác thì nhớ sai điều kiện, cho rằng 4m \leqslant 0 \Leftrightarrow m \leqslant 0 và chọn nhầm đáp án D.
Hãy lập phương trình đường thẳng (d) đi qua các điểm cực đại và cực tiểu của đồ thị hàm số y = {x^3} + 3m{x^2} - 3x
Có: y\left( x \right) = {x^3} + 3m{x^2} - 3x \Rightarrow y'\left( x \right) = 3{x^2} + 6mx - 3
Phương trình đường thẳng d đi qua 2 cực trị của (C) nên \left( {{x_o};{y_o}} \right) \in d thỏa mãn:
\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}y'\left( {{x_o}} \right) = 0\\{y_o} = x_o^3 + 3mx_0^2 - 3{x_o}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x_o^2 + 6m{x_o} - 3 = 0\\{y_o} = {x_o}\left( {x_o^2 + 2m{x_o}} \right) - 3{x_0} + mx_0^2\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x_o^2 + 2m{x_o} = 1\\{y_o} = - 2{x_o} + mx_o^2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x_o^2 = - 2m{x_o} + 1\\{y_o} = - 2{x_o} + m\left( { - 2m{x_o} + 1} \right)\end{array} \right.\\ \Rightarrow {y_o} = - 2\left( {{m^2} + 1} \right){x_o} + m\end{array}
Hướng dẫn giải:
- Gọi {x_0} là một điểm cực trị của hàm số y = f\left( x \right), khi đó \left\{ \begin{array}{l}y'\left( {{x_o}} \right) = 0\\{y_o} = x_o^3 + 3mx_0^2 - 3{x_o}\end{array} \right.
- Từ hệ trên ta tìm được phương trình đường thẳng đi qua \left( {{x_0};{y_0}} \right).
Giải thích thêm:
Các em cũng có thể giải bài toán bằng cách khác:
- Tính y'.
- Thực hiện phép chia y cho y' ta sẽ tìm được đa thức dư là kết quả bài toán.
Cho hàm số y = {x^3} + 6{x^2} + 3\left( {m + 2} \right)x - m - 6 với m là tham số thực. Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số có hai điểm cực trị {x_1},{\rm{ }}{x_2} thỏa mãn {x_1} < - 1 < {x_2}.
Ta có y' = 3{x^2} + 12x + 3\left( {m + 2} \right) = 3\left[ {{x^2} + 4x + \left( {m + 2} \right)} \right].
Yêu cầu bài toán \Leftrightarrow y' = 0 có hai nghiệm phân biệt {x_1},{\rm{ }}{x_2} thỏa mãn {x_1} < - 1 < {x_2}
- Hàm số có hai điểm cực trị \Leftrightarrow \Delta ' = 4 - \left( {m + 2} \right) = 2 - m > 0 \Leftrightarrow m < 2
Hai điểm cực trị thỏa mãn {x_1} < - 1 < {x_2} \Leftrightarrow phương trình y' = 0 có hai nghiệm phân biệt \Leftrightarrow y'\left( { - 1} \right) < 0 \Leftrightarrow m < 1.
Hướng dẫn giải:
- Tìm điều kiện để hàm số có hai điểm cực trị.
- Tìm điều kiện để hai điểm cực trị thỏa mãn điều kiện bài cho.
Giải thích thêm:
Nhận xét. Nhắc lại kiến thức lớp dưới ''phương trình a{x^2} + bx + c = 0 có hai nghiệm phân biệt {x_1},\,\,{x_2}\,\,\left( {{x_1} < {x_2}} \right) thỏa mãn {x_1} < {x_0} < {x_2} \Leftrightarrow af\left( {{x_0}} \right) < 0''.
Cho hàm số y = {x^3} - 3m{x^2} + 6, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên \left[ {0;3} \right] bằng 2 khi:
TXĐ: D = \mathbb{R}
y' = 3{x^2} - 6mx.
Ta có: y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}x = 0 \Rightarrow y = 6 \hfill \\x = 2m \Rightarrow y = - 4{m^3} + 6 \hfill \\ \end{gathered} \right.
y^{\prime}=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{c}x=0 \Rightarrow y=6 \\ x=2 m \Rightarrow y=-4 m^{3}+6\end{array}\right.
Xét TH1: m = 0. Hàm số đồng biến trên \left[ {0;3} \right] \Rightarrow \mathop {Min}\limits_{\left[ {0;3} \right]} y = y\left( 0 \right) = 6 \Rightarrow loại.
Xét TH2: m \geqslant \dfrac{3}{2} \Rightarrow 2m \ge 3 > 0. Khi đó, hàm số nghịch biến trên \left[ {0;3} \right] \subset \left[ {0;2m} \right]
\Rightarrow \mathop {Min}\limits_{\left[ {0;3} \right]} y = y\left( 3 \right) = 33 - 27m = 2 \Rightarrow m = \dfrac{{31}}{{27}} < \dfrac{3}{2}(loại)
Xét TH3: \dfrac{3}{2} > m > 0 \Rightarrow 3 > 2m > 0 thì đồ thị hàm số có điểm cực đại là \left( {0;6} \right) và điểm cực tiểu là \left( {2m, - 4{m^3} + 6} \right).
Khi đó , GTNN trên \left[ {0;3} \right] là y\left( {2m} \right) = - 4{m^3} + 6 \Rightarrow - 4{m^3} + 6 = 2 \Leftrightarrow {m^3} = 1 \Leftrightarrow m = 1 (thỏa mãn)
Xét TH4: m < 0 \Rightarrow \left( {0;6} \right) là điểm cực tiểu của đồ thị hàm số và trên \left[ {0;3} \right] hàm số đồng biến.
\Rightarrow {y_{min}} = 6 \Rightarrow loại.
Vậy m = 1 là giá trị cần tìm.
Hướng dẫn giải:
- Tính y' và tìm nghiệm của y' = 0.
- Biện luận các trường hợp điểm x = 3 nằm trong, nằm ngoài khoảng 2 nghiệm để suy ra kết luận.
Các TH cần xét:
1) m=0
2) m>0 ta có 0<2m nên chia thành 2 TH nhỏ: 0<2m<3 và 0<3 \le 2m
3) m<0 ta có 2m<0 nên ta có luôn 2m<0<3
Giải thích thêm:
HS cần phải xét tất cả các trường hợp và chú ý loại nghiệm. nhiều em sai lầm kết luận m = \dfrac{{31}}{{27}} mà không chú ý điều kiện của trường hợp đó là m \geqslant \dfrac{3}{2}.
Đề thi liên quan
-
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Hàm số - Đề số 2
-
12 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Hàm số - Đề số 3
-
12 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề kiểm tra 1 tiết chương 1: Hàm số - Đề số 1
-
25 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề kiểm tra 1 tiết chương 1: Hàm số - Đề số 2
-
25 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề kiểm tra 1 tiết chương 1: Hàm số - Đề số 3
-
25 câu hỏi
-
45 phút
-