Đề kiểm tra chương 6: Mặt nón, Mặt trụ, Mặt cầu - Toán 12

Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Mặt nón, trụ, cầu - Đề số 1

  • Hocon247

  • 12 câu hỏi

  • 45 phút

  • 229 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 146442

Công thức tính diện tích toàn phần hình nón có bán kính đáy \(r\), độ dài đường cao \(h\) và độ dài đường sinh \(l\) là:

Xem đáp án
Đáp án đúng: a

Công thức tính diện tích toàn phần hình nón có bán kính đáy \(r\) và độ dài đường sinh \(l\) là: \({S_{tp}} = \pi rl + \pi {r^2}\)

Hướng dẫn giải:

Sử dụng công thức tính diện tích toàn phần hình nón: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + {S_d}\)

Giải thích thêm:

Một số em sẽ chọn nhầm đáp án C vì nhớ nhầm công thức.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 146443

Cho hình trụ có trục \(\Delta \) và bán kính \(R\). Khi cắt hình trụ bởi mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) song song với \(\Delta \) và cách \(\Delta \) một khoảng \(d\left( {\Delta ;\left( \alpha  \right)} \right) = k < R\) thì ta được thiết diện là:

Xem đáp án
Đáp án đúng: a
Lời giải - Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Mặt nón, trụ, cầu - Đề số 1 - ảnh 1

Khi cắt hình trụ bởi mặt phẳng song song với trục mà khoảng cách giữa \(\left( \alpha  \right)\) và trục nhỏ hơn bán kính hình trụ thì ta được thiết diện là hình chữ nhật.

Giải thích thêm:

Một số em sẽ chọn nhầm đáp án B vì nhầm với trường hợp mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) vuông góc với trục thì được thiết diện là hình tròn nên sai.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 146444

Diện tích xung quanh hình nón có bán kính đáy \(r = 3cm\) và độ dài đường sinh \(4cm\) là:

Xem đáp án
Đáp án đúng: c

Áp dụng công thức \({S_{xq}} = \pi rl\) ta được: \({S_{xq}} = \pi .3.4 = 12\pi \left( {c{m^2}} \right)\)

Hướng dẫn giải:

Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh \({S_{xq}} = \pi rl\).

Giải thích thêm:

Một số em sẽ chọn nhầm đáp án B vì không đọc kỹ các đáp án.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 146445

Công thức tính thể tích khối nón có bán kính đáy \(r\), độ dài đường sinh \(l\) và chiều cao \(h\) là:

Xem đáp án
Đáp án đúng: c

Công thức tính thể tích khối nón: \(V = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}h\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 146446

Một cái cốc hình trụ cao $15cm$ đựng được $0,5$ lít nước. Hỏi bán kính đường tròn đáy đáy của cốc xấp xỉ bằng bao nhiêu (làm tròn đến hàng thập phân thứ hai)?

Xem đáp án
Đáp án đúng: a

\(V = Sh = \pi {R^2}.h \Rightarrow R = \sqrt {\dfrac{V}{{\pi h}}}  = \sqrt {\dfrac{{0,{{5.10}^{ - 3}}}}{{\pi .0,15}}}  = 0,0326(m) = 3,26(cm)\)

Hướng dẫn giải:

Thể tích hình trụ \(V = Sh = \pi {R^2}.h \Rightarrow R = \sqrt {\dfrac{V}{{\pi h}}} \)

Giải thích thêm:

Một số em quên làm tròn dẫn đến chọn nhầm đáp án C là sai.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 146447

Cho hình chữ nhật $ABCD$ có $AB = 3,BC = 4$. Gọi ${V_1},{V_2}$ lần lượt là thể tích của các khối trụ sinh ra khi quay hình chữ nhật quanh trục $AB$ và $BC$. Khi đó tỉ số \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\) bằng:

Xem đáp án
Đáp án đúng: a

Có ${V_1} = \pi B{C^2}.AB;{V_2} = \pi .A{B^2}.BC \Rightarrow \dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{BC}}{{AB}} = \dfrac{4}{3}$

Hướng dẫn giải:

Sử dụng công thức tính thể tích khối trụ \(V = \pi {r^2}h\).

Giải thích thêm:

Một số em chọn nhầm đáp án B vì xác định sai thể tích hai khối trụ dẫn đến chọn sai đáp án.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 146448

Cho hình nón có các kích thước \(r = 1cm;l = 2cm\) với \(r,l\) lần lượt là bán kính đáy và độ dài đường sinh hình nón. Diện tích toàn phần hình nón là:

Xem đáp án
Đáp án đúng: c

Áp dụng công thức \({S_{tp}} = \pi rl + \pi {r^2}\) ta được: \({S_{tp}} = \pi rl + \pi {r^2} = \pi .1.2 + \pi {.1^2} = 3\pi \left( {c{m^2}} \right)\)

Hướng dẫn giải:

Sử dụng công thức tính diện tích toàn phần hình nón \({S_{tp}} = \pi rl + \pi {r^2}\).

Giải thích thêm:

Một số em sẽ chọn nhầm đáp án B vì áp dụng nhầm công thức \({S_{tp}} = \pi rl + 2\pi {r^2}\) là sai.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 146449

Khi quay hình chữ nhật \(ABCD\) quanh các cạnh nào dưới đây ta được hai hình trụ có cùng chiều cao?

Xem đáp án
Đáp án đúng: d

- Quay hình chữ nhật quanh một cạnh thì ta được hình trụ nên loại đáp án C và B vì có các đường chéo.

- Do \(AB \ne AD\) nên hai hình trụ tạo thành có chiều cao khác nhau.

- Do \(AD = BC\) nên hai hình trụ tạo thành có chiều cao bằng nhau.

Giải thích thêm:

Một số em sẽ nhận xét vì \(AC = BD\) nên hai hình trụ sẽ có cùng chiều cao là sai vì nếu quay hình chữ nhật quanh đường cheo thì ta không được hình trụ.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 146450

Cho hình nón có diện tích xung quanh bằng \(3\pi {a^2}\) và bán kính đáy bằng \(a\). Tính độ dài đường sinh \(l\) của hình nón đã cho.

Xem đáp án
Đáp án đúng: d

Ta có: \({S_{xq}} = \pi rl = 3\pi {a^2} = \pi al \Rightarrow l = 3a\)

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức \({S_{xq}} = \pi rl\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 146451

Một đội xây dựng cần hoàn thiện một hệ thống cột tròn của một cửa hàng kinh doanh gồm $17$ chiếc. Trước khi hoàn thiện mỗi chiếc cột là một khối bê tông cốt thép hình lăng trụ lục giác đều có cạnh $14cm$; sau khi hoàn thiện (bằng cách trát thêm vữa tổng hợp vào xung quanh) mỗi cột là một khối trụ có đường kính đáy bằng$30cm$. Biết chiều cao của mỗi cột trước và sau khi hoàn thiện là $390cm$. Tỉnh lượng vữa hỗn hợp cần dùng (tính theo đơn vị ${m^3}$, làm tròn đến $1$ chữ số thập phân sau dấu phầy). Ta có kết quả:

Xem đáp án
Đáp án đúng: a

- Với cột bê tông hình lăng trụ:

Đáy của mỗi cột là hình lục giác đều có diện tích bằng $6$ tam giác đều cạnh $14cm$, mỗi tam giác có diện tích là $\dfrac{{{{14}^2}\sqrt 3 }}{4}\left( {c{m^2}} \right)$

- Với cột bê tông đã trát vữa hình trụ:

Đáy của mỗi cột là hình tròn bán kính $15cm$ nên có diện tích là ${15^2}\pi \left( {c{m^2}} \right)$

Số lượng vữa cần trát thêm vào tất cả $17$ cột, mỗi cột cao $390cm$ là:

$17.390\left( {{{15}^2}\pi  - 6.\dfrac{{{{14}^2}\sqrt 3 }}{4}} \right) = 1,{31.10^6}{\rm{ }}c{m^3} = 1,31{\rm{ }}{m^3}$

Hướng dẫn giải:

- Tính thể tích mỗi khối lăng trụ lục giác đều \({V_1} = {S_d}h\).

- Tính thể tích mỗi khối trụ \({V_2} = \pi {R^2}h\).

- Tính thể tích lượng vữa trát vào mỗi cột: \(V = {V_2} - {V_1}\), từ đó suy ra lượng vữa cần dùng cho cả \(17\) cột.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 146452

Xét hình trụ \(T\) có thiết diện qua trục của hình trụ là hình vuông cạnh $a$. Tính diện tích toàn phần \(S\) của hình trụ.

Xem đáp án
Đáp án đúng: a

Ta có: \(r = OA = \dfrac{{AB}}{2} = \dfrac{a}{2};h = AA' = a\) nên \({S_{tp}} = 2\pi rh + 2\pi {r^2} = 2\pi .\dfrac{a}{2}.a + 2\pi .{\left( {\dfrac{a}{2}} \right)^2} = \pi {a^2} + \dfrac{{\pi {a^2}}}{2} = \dfrac{{3\pi {a^2}}}{2}\)

Lời giải - Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Mặt nón, trụ, cầu - Đề số 1 - ảnh 1

Hướng dẫn giải:

Công thức tính diện tích toàn phần hình trụ: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2.{S_d} = 2\pi rh + 2\pi {r^2}\)

Giải thích thêm:

Một số em sẽ chọn nhầm đáp án D vì áp dụng sai công thức \({S_{tp}} = 2\pi Rh + \pi {R^2}\) là sai.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 146453

Khi sản xuất vỏ lon sữa bò hình trụ, các nhà thiết kế luôn đặt mục tiêu sao cho chi phí nguyên liệu làm vỏ lon là ít nhất, tức là diện tích toàn phần của hình trụ là nhỏ nhất. Muốn thể tích khối trụ đó bằng $V$ và diện tích toàn phần phần hình trụ nhỏ nhất thì bán kính đáy $R$ bằng:

Xem đáp án
Đáp án đúng: a

Hình trụ đó có chiều cao $h = \dfrac{V}{{\pi {R^2}}}$ và diện tích toàn phần

${S_{tp}} = 2\pi {R^2} + 2\pi Rh = 2\pi {R^2} + \dfrac{{2V}}{R} = 2\pi {R^2} + \dfrac{V}{R} + \dfrac{V}{R} \ge 3\sqrt[3]{{2\pi {R^2}.\dfrac{V}{R}.\dfrac{V}{R}}} = 3\sqrt[3]{{2\pi {V^2}}}$

Dấu “=” xảy ra ⇔$2\pi {R^2} = \dfrac{V}{R} \Leftrightarrow {R^3} = \dfrac{V}{{2\pi }} \Leftrightarrow R = \sqrt[3]{{\dfrac{V}{{2\pi }}}}$

Hướng dẫn giải:

- Tính độ dài đường cao hình trụ theo \(V\) và \(R\), sử dụng công thức \(V = \pi {R^2}h\)

- Tính diện tích toàn phần của hình trụ theo \(V\) và \(R\), sau đó sử dụng bất đẳng thức Cô-si để đánh giá GTNN.

Gợi ý - Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Mặt nón, trụ, cầu - Đề số 1 - ảnh 1
Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »