Cung chứa góc

Lý thuyết về quỹ tích cung chứa góc và cách giải bài toán quỹ tích, đồng thời đưa ra các dạng toán thường gặp Toán 9
(397) 1323 24/09/2022

I. Sơ đồ Cung chứa góc

II. Cung chứa góc

1. Các kiến thức cần nhớ

a. Quỹ tích cung chứa góc

Với đoạn thẳng AB và góc α (0<α<180) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn ^AMB=α là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn AB.

Chú ý : Hai cung chứa góc α nói trên là hai cung tròn đối xứng nhau qua AB. Hai điểm A,B được coi là thuộc quỹ tích.

Đặc biệt : Quỹ tích các điểm M nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB.

b. Cách vẽ cung chứa góc

Bài toán: Cho đoạn thẳng AB và góc α(00<α<1800). Tìm tập hợp các điểm M thoả mãn ^AMB=α .

- Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB ;

- Vẽ tia Ax tạo với AB một góc α;

- Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với Ax. Gọi O là giao điểm của Ay với d.

- Vẽ cung AmB , tâm O , bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia A\,x. Cung \overparen{AmB} được vẽ như trên là một cung chứa góc \alpha .

c. Cách giải bài toán quỹ tích

Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn tính chất T là một hình H nào đó, ta phải chúng minh hai phần :

Phần thuận : Mọi điểm có tính chất T đều thuộc hình H.

Phần đảo : Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất T.

Từ đó đi đến kết luận quỹ tích các điểm M có tính chất T là hình H.

(Thông thường với bài toán: “Tìm quỹ tích …” ta nên dự đoán hình H trước khi chứng minh)

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1 : Quỹ tích là cung chứa góc \alpha .

Phương pháp :

- Tìm đoạn cố định trong hình vẽ.

- Nối điểm phải tìm với hai đầu đoạn thẳng cố định đó, xác định góc \alpha không đổi.

- Khẳng định điểm phải tìm quỹ tích thuộc cung chứa góc \alpha dựng trên đoạn cố định.

Dạng 2 : Chứng minh nhiều điểm thuộc đường tròn

Phương pháp :

Chứng minh nhiều điểm cùng thuộc nửa mặt phẳng bờ làABvà cùng nhìn đoạn cố định AB dưới một góc không đổi.

Dạng 3 : Dựng cung chứa góc

Phương pháp :

Thực hiện quy trình dựng sau đây :

+ Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB;

+ Vẽ tia A\,x tạo với AB một góc \alpha ;

+ Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với A\,x. Gọi O là giao điểm của Ay với d.

+ Vẽ cung AmB , tâm O, bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia A\,x. Cung AmB được vẽ  như trên là một cung chứa góc \alpha .

(397) 1323 24/09/2022