Soạn bài Ôn tập truyện dân gian
Soạn bài Ôn tập truyện dân gian chi tiết và đầy đủ nhất do HocOn247 biên soạn với nội dung tóm tắt kiến thức cơ bản và gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu tác phẩm bài thơ Tỏ Lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.
Cùng tham khảo...
Soạn bài Ôn tập về truyện dân gian ngắn nhất
Gợi ý trả lời câu hỏi ôn tập soạn bài Ôn tập truyện dân gian siêu ngắn trang 134, 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1.
Câu 1 trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Hãy đọc lại, ghi chép và học thuộc định nghĩa ở những phần chú thích có dấu (*) trong sách giáo khoa này về các thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
Trả lời:
– Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
– Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch… Truyện có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
– Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể về văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống.
– Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
Câu 2 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Đọc lại các truyện dân gian trong sách giáo khoa.
Trả lời:
Học sinh tự đọc lại các truyện dân gian trong SGK. Có thể dựa theo mục lục trong sách giáo khoa để dễ dàng tìm và đọc lại các bài học.
Câu 3 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Viết lại tên những truyện dân gian (theo thể loại) mà em đã học và đã đọc (kể cả truyện dân gian của một số nước khác).
Trả lời:
- Truyện truyền thuyết: Con rồng cháu tien, Bánh chưng bánh giày, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
- Truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, tay, mắt, mũi, miệng.
- Truyện cười: Treo biển, Lợn cưới, áo mới.
Câu 4 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Trao đổi ý kiến ở lớp: Từ các định nghĩa và từ những tác phẩm đã học, hãy nêu và minh họa một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian.
Trả lời:
– Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
– Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch… Truyện có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
– Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể về văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống.
– Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
Câu 5 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Trao đổi ý kiến ở lớp: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích, giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười.
Trả lời:
So sánh truyện truyền thuyết với truyện cổ tích:
- Giống nhau: đều thuộc văn học dân gian có sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.
- Khác nhau:
- Truyền thuyết kể về các nhân vật lịch sử, thể hiện cách đánh giá của nhân dân với những nhân vật đó (có thể tin được khi sử dụng sự thật lịch sử)
- Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật, phản ánh ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội
So sánh truyện ngụ ngôn với truyện cười
- Giống: đều được xây dựng nhằm tạo ra tiếng cười, có tính giáo dục
- Khác:
- Truyện ngụ ngôn: mượn câu chuyện về loài vật để răn dạy con người lối sống, đạo đức…
- Truyện cười: Tạo ra tiếng cười mỉa mai, giải trí nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người
Câu 6 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Tham gia hoạt động ngoại khóa của lớp, trường với các nội dung sau:
– Thi kể lại truyện dân gian (đã học hoặc đã đọc);
– Diễn kịch (kịch bản được chuyển thể từ truyện dân gian), nếu có thể;
– Vẽ tranh, làm thơ, sáng tác truyện dựa vào truyện dân gian, nếu có thể.
Trả lời:
Học sinh tự chuẩn bị và thực hiện theo yêu cầu của trường, lớp.
Soạn bài Ôn tập về truyện dân gian chi tiết
Gợi ý trả lời câu hỏi ôn tập soạn bài Ôn tập truyện dân gian chi tiết trang 134, 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1.
Bài 1 trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Hãy đọc lại, ghi chép và học thuộc định nghĩa ở những phần chú thích có dấu (*) trong sách giáo khoa này về các thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
Trả lời:
Theo SGK Ngữ văn 6 tập 1, các bạn có thể tổng hợp kiến thức về các thể loại như sau:
– Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
– Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch… Truyện có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
– Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể về văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống.
– Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
Bài 2 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Đọc lại các truyện dân gian trong sách giáo khoa.
Trả lời:
Học sinh tự đọc lại các truyện dân gian trong SGK. Có thể dựa theo mục lục trong sách giáo khoa để dễ dàng tìm và đọc lại các bài học.
Bài 3 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Viết lại tên những truyện dân gian (theo thể loại) mà em đã học và đã đọc (kể cả truyện dân gian của một số nước khác).
Trả lời:
STT | Truyền thuyết | Truyện cổ tích | Truyện ngụ ngôn | Truyện cười |
1 | Con rồng cháu tiên | Sọ Dừa | Ếch ngồi đáy giếng | Treo biển |
2 | Bánh chưng, bánh giầy | Thạch Sanh | Thầy bói xem voi | Lợn cưới, áo mới |
3 | Thánh Gióng | Em bé thông minh | Đeo nhạc cho mèo | |
4 | Sơn Tinh, Thủy Tinh | Cây bút thần | Chân, tay, mắt, mũi, miệng | |
5 | Sự tích Hồ Gươm | Ông lão đánh cá và con cá vàng |
Bài 4 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Trao đổi ý kiến ở lớp: Từ các định nghĩa và từ những tác phẩm đã học, hãy nêu và minh họa một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian.
Trả lời:
Thể loại | Đặc điểm |
1. Truyền thuyết | - Nhân vật: Thần, thánh, nhân vật lịch sử - Yếu tố kì ảo: Hoang đường, phi thường. - Cốt truyệt: Đơn giản, hứng thú - Nội dung, ý nghĩa: Giải thích nguồn gốc, phong tục, tập quán, hiện tượng thiên nhiên. Mơ ước chinh phục thiên nhiên và chiến thắng giặc ngoại xâm. |
2. Truyện cổ tích | - Người bất hạnh, người thông minh, ngốc nghếch, người dũng sĩ, có tài năng lạ và nhân vật là động vật - Có yếu tố hoang đường - Phức tạp, gây hứng thú cho người đọc - Ca ngợi những dũng sĩ, anh hùng vì dân diệt ác. Người nghèo, thông minh, tài trí ở hiền gặp lành, kẻ ác bị trừng trị |
3. Truyện ngụ ngôn | - Vật, đồ vật, bộ phận cơ thể - Không có yếu tố kì ảo - Ngắn gọn, triết lí sâu xa - Những bài học đạo đức, lẽ phải. Phê phán những cách nhìn thiển cận, hẹp hòi |
4. Truyện cười | - Người - Không có yếu tố kì ảo - Ngắn gọn, tình huống bất ngờ, mâu thuẫn gây cười - Chế giễu, châm biếm, phê phán hững tính xấu: tính khoe mẽ, keo kiệt.. |
Bài 5 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Trao đổi ý kiến ở lớp: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích, giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười.
Trả lời:
* Giống nhau:
– Đều có những yếu tố kỳ ảo.
– Nhiều chi tiết giống nhau như sự ra đời thần kỳ và tài năng phi thường của các nhân vật.
* Khác nhau:
STT | Truyền thuyết | Cổ tích |
1 | Kể về các nhân vật, các sự kiện lịch sử trong quá khứ. | Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật trong đời thường. |
2 | Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. | Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân: thiện thắng ác. |
3 | Bên cạnh tính chất tưởng tượng kì ảo còn có cái lõi của sự thật lịch sử. | Giàu yếu tố hoang đường, mang tính tưởng tượng bay bổng. |
So sánh thể loại truyện ngụ ngôn và truyện cười:
– Giống nhau: đều có yếu tố gây cười.
– Khác nhau:
Truyện ngụ ngôn | Truyện cười |
Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính chon người để nói bóng gió chuyện con người. | Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. |
Nêu ra bài học nhằm khuyên nhủ, răn dạy. | Mua vui, phê phán, châm biếm. |
Bài 6 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Tham gia hoạt động ngoại khóa của lớp, trường với các nội dung sau:
– Thi kể lại truyện dân gian (đã học hoặc đã đọc);
– Diễn kịch (kịch bản được chuyển thể từ truyện dân gian), nếu có thể;
– Vẽ tranh, làm thơ, sáng tác truyện dựa vào truyện dân gian, nếu có thể.
Trả lời:
Học sinh tự chuẩn bị và thực hiện theo yêu cầu của trường, lớp.
Xem thêm:
- Bài trước: Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng
- Bài sau: Soạn bài Chỉ từ
-/-
// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Ôn tập truyện dân gian do HocOn247 biên soạn gửi tới các em tham khảo. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 6 bài Ôn tập truyện dân gian này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Ôn tập truyện dân gian một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.