Bài tập trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Hướng dẫn chi tiết trả lời bài tập trang 15 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần trả lời câu hỏi văn bản và mục đích giao tiếp, soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
a) Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng (ví dụ: muốn khuyên nhủ người khác một điều gì, có lòng yêu mến bạn, muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chức,...) mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em lam thế nào ?
b) Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào ?
c) Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì ? Nó muốn nói lên vấn đề (chủ đề) gì ? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý) ? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa ? Theo em, câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản chưa ?
d) Lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không ? Vì sao ?
đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không ?
e) Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đối, thiếp mời dự đám cưới, ... có phải đều là văn bản không ? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết.
Trả lời bài tập trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 1
a) Khi cần biểu đạt một điều gì đó (một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng,…) cho người khác biết thì ta dùng ngôn ngữ nói hoặc viết (có thể một câu hoặc nhiều câu).
b) Một câu thường mang một nội dung nào đó tương đối trọn vẹn. Nhưng để biểu đạt những nội dung thực sự đầy đủ, trọn vẹn một cách rõ ràng thì một câu nhiều khi không đủ.
Khi đó em phải dùng văn bản để biểu đạt thì mới đảm bảo cho người khác hiểu được đầy đủ, trọn vẹn, rõ ràng tư tưởng, tình cảm của mình.
c) Câu ca dao được sáng tác ra để khuyên nhủ con người cần giữ được ý chí của mình, không nên dao động trong bất kì hoàn cảnh nào.
- Chủ đề của văn bản là giữ chí cho bền.
- Chủ đề này được nêu ra ở câu 6.
- Câu 8 nói rõ thêm, giữ chí cho bền nghĩa là gì, là không dao động khi người khác thay đổi chí hướng".
Chí hướng đây là "chí hướng, hoài bão, lí tưởng", vần là yếu tố liên kết hai câu (bền - nền). Mạch lạc là quan hệ giải thích của câu sau đôi với câu trước, làm rõ ý cho câu trước.
d) Lời thầy (cô) hiệu trưởng phát biểu trong lễ khai giảng năm học là một văn bản (nói) vì:
- Nó gồm một chuỗi lời
- Có chủ đề: Thường là nêu thành tích, hạn chế trong năm học vừa qua, đề ra và kêu gọi thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học mới.
- Các bộ phận của bài phát biểu liên kết chặt chẽ với nhau theo chủ đề và cách diễn đạt.
đ) Bức thư cũng là một dạng văn bản viết. Nó có chủ đề và thường là thông báo tình hình của người viết, hỏi han tình hình của người nhận;
- Vì vậy, viết thư cũng có nghĩa là tạo lập một văn bản.
e) Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đối, thiếp mời dự đám cưới, ... có phải đều là văn bản.
Ngoài ra, bài tập làm văn (viết hay nói), thư cảm ơn, một bài nói chuyện chuyên đề,... cũng là văn bản.
- Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Có 6 văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ.
-------------
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài tập trang 15 SGK ngữ văn 6 tập 1 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 6 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.