Bài 5 trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Nghĩa của từ chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.
THẾ THÌ KHÔNG MẤT
Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình, nó rón rén hỏi:
– Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không cô nhỉ?
Cô Chiêu cười bảo:
– Cái con bé này hỏi đến lẩm cẩm. Đã biết là ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa!
Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn:
– Thế thì cái ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia. Con vừa đánh rơi xuống đấy.
(Theo Truyện tiếu lâm Việt Nam)
Trả lời bài 5 trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Tham khảo một số cách trình bày dưới đây
Cách trình bày 1
- Từ mất có nhiều nghĩa:
- Nghĩa 1: không còn thuộc về mình nữa
- Nghĩa 2: không thấy, không còn nhìn thấy nữa
- Nghĩa 3: chết
Nhân vật nụ đã dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai để tự bào chữa cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống lòng sông.
Cách trình bày 2
Ví dụ này đề cập đến hai loại nghĩa của từ:
- Nghĩa đen (nghĩa từ điển) khi bị tách ra khỏi văn bản mà nghĩa vẫn không đổi.
- Nghĩa bóng (nghĩa văn cảnh) khi từ nằm trong một hoàn cảnh nhất định, nằm trong mạng lưới quan hệ ý nghĩa với các từ khác trong văn bản.
*Giải thích nghĩa từ “mất”:
- Nghĩa đen: trái nghĩa với “còn”.
- Nghĩa văn cảnh (nghĩa bóng): Nhân vật Nụ đã giải thích nghĩa cụm từ không mất là biết nó ở đâu. Đặc biệt, cách giải thích của Nụ được cô Chiêu chấp nhận.
Như vậy, mất không phải là mất, mất có nghĩa là còn.
Kết luận:
So với cách giải nghĩa đen thì “mất” giải thích của Nụ là sai nhưng ở trong văn cảnh, trong truyện thì đúng và rất hay.
Cách trình bày 3
– Mất hiểu theo ý của nhân vật Nụ là: không biết ở đâu (vì không mất tức là “biết nó ở đâu rồi”)
– Mất: không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa.
Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
--------------
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 5 trang 36 SGK ngữ văn 6 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Nghĩa của từ trong chương trình soạn văn 6 tốt hơn trước khi đến lớp.