Em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Em bé thông minh chi tiết và đầy đủ nhất.
Trả lời bài 3 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Đề bài
Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
Câu trả lời tham khảo
Trong mỗi lần thử thách, em bé đã giải những câu đố oái oăm bằng cách
Cách trình bày 1
– Lần 1:
- Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?
- Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.
- Sự đối đáp vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vi, khiến viên quan bí không trả lời được.
– Lần 2:
- Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.
- Cậu bé giải câu đố bằng cách “tương kế tựu kế”, đưa nhà vua vào “bẫy”, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).
– Lần 3:
- Vua ban cho một con chim sẻ, yêu cầu thịt chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.
- Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng chịu.
– Lần 4:
- Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc.
- Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.
Cách trình bày 2
Sự mưu trí của em bé được thể hiện qua 4 lần:
- Lần 1: đối đáp, đố lại viên quan
- Lần 2: Dùng chính lí lẽ của nhà vua để vua thừa nhận sự phi lí của mình
- Lần 3: Đố lại nhà vua
- Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố
⇒ Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú khi:
- Làm cho người ra câu đố tự nhìn thấy sự phi lý của câu đố
- Khéo léo chuyển thế bí sang cho người đố
- Sử dụng kiến thức thực tế để giải đố, khiến người chứng kiến và người nghe thán phục trí tuệ hơn người của em.
Cách trình bày 3
Lí thú trong mỗi lần đối đáp của em bé được thể hiện
- Lần thứ nhất: Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước ==> Quan bí
- Lần thứ hai: Cậu bé giải câu đố bằng đóng kịch, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).
- Lần thứ ba: Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn.
- Lần thứ tư: Em bé thông minh đã nhớ và vận dụng kinh nghiệm dân gian của các cụ ngày xưa để lại: “ quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”. Em bé đã dùng kinh nghiệm ấy buộc sợi chỉ vào mình kiến bôi mỡ một đầu rồi để kiến bò sang .
Qua cách xử trí của cậu bé có thể thấy sự thông minh, nhanh trí, biết vận dụng kiến thức xã hội đã biết để giải những câu đố ngày càng hóc búa của người lớn đưa ra.
Cách trình bày 4
Câu đố | Lời đáp | Điểm lí thú của câu trả lời | |
Lần 1 | Trâu cày một ngày được mấy đường? | Ngựa một ngày đi mấy bước | Sự đối đáp vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vi, khiến viên quan bí không trả lời được |
Lần 2 | Nuôi trâu đực để đẻ được 9 con | đóng kịch trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý | Cậu bé dùng lý lẽ của vua để phản bác ý vua |
Lần 3 | Thịt 1 con chim sẻ thành 3 cỗ thức ăn | yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn | Dồn nhà vua vào thế bí |
Lần 4 | Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc | buộc sợi chỉ vào mình kiến bôi mỡ một đầu rồi để kiến bò sang . | cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên. |
------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 74 SGK ngữ văn 6 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Em bé thông minh trong chương trình soạn văn 6 được tốt nhất trước khi tới lớp