Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng

Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng ngắn nhất, hướng dẫn trả lời câu hỏi đọc hiểu và bài tập củng cố trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1.
(374) 1247 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Ếch ngồi đáy giếng bao gồm tóm tắt nội dung truyện và gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu bài trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của truyện này.

    Cùng tham khảo...

soạn bài Ếch ngồi đáy giếng

Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng mang theo ngụ ý phê phán những kẻ có hiểu biết hạn hẹp mà lại huyên hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.

Hướng dẫn soạn bài Ếch ngồi đáy giếng ngắn nhất

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn bài Ếch ngồi đáy giếng trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1.

Câu 1 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?

Trả lời

Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung thôi bởi vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn lên, chỉ thấy không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.

Ếch nghĩ nó là một vị chúa tể, vì các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ.

Câu 2 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?

Trả lời

Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì khi nước mưa dâng tràn giúp ếch ra khỏi giếng, nhưng nó vẫn quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh.

Câu 3 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?

Trả lời

Bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

– Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

– Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

– Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

– Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, khiêm tốn học hỏi.

Hướng dẫn soạn bài Ếch ngồi đáy giếng chi tiết

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn bài Ếch ngồi đáy giếng trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1.

Bài 1 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?

Trả lời

- Ếch tưởng bầu trời trên chỉ bé bằng cái vung vì:

  • Nó sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên chỉ thấy một không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.
  • Xung quanh nó chi có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.
  • Êch kêu ồm ộp làm cho những con cua, con ốc hoảng sợ.

- Sự hiểu biết của ếch nông cạn:

  • Bầu trời rộng mênh mông bao la đến thế mà ếch cứ ngỡ bé bằng cái vung.
  • Thế giới bên ngoài vô cùng phong phú mà ếch tưởng chỉ có vài ba con vật bé nhỏ.

Bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?

Trả lời

Ếch bị con trâu dẫm bẹp vì một lần ra khỏi giếng, quen thói cũ, nó "nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh".

Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:

- Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung

- Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn

- Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan

=> Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi

Bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?

Trả lời

Bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

– Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

– Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

– Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

– Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, khiêm tốn học hỏi.

Bài văn mẫu em có thể xem thêm: Phân tích truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng phần Luyện tập

Bài 1 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.

Trả lời

– Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;

– Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.

Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: “chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”, “đưa ếch ta ra ngoài”, “nghênh ngang”, “ồm ộp”, “nhâng nháo”, “giẫm bẹp”.

Bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

Gợi ý:

Có thể nêu các hiện tượng sau.

– Một học sinh học rất giỏi ở trường và rất tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.

– Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.

– Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.

Xem thêm:

Tìm hiểu chung về truyện

I. Về thể loại truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần.

– Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

II. Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Xem thêmKể tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng

Ghi nhớ

  • Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  • Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Ếch ngồi đáy giếng do HocOn247 biên soạn gửi tới các em tham khảo. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 6 bài Ếch ngồi đáy giếng này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của truyện. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

Tham khảo thêm các nội dung soạn bài khác tại mục Soạn văn 6 để có thêm kiến thức giúp cho việc soạn bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp được tốt hơn.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Ếch ngồi đáy giếng một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.


TẢI VỀ

(374) 1247 04/08/2022