Soạn bài Nhân hóa
Tài liệu hướng dẫn soạn bài Nhân hóa củng cố và nâng cao kiến thức về phép nhân hóa đã học ở bậc Tiểu học, gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 56 - 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.
Cùng tham khảo...
Hướng dẫn soạn bài Nhân hóa chi tiết
I. Nhân hóa là gì?
Bài 1 trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ sau:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.
(Trần Đăng Khoa)
Trả lời
Có 3 phép nhân hóa trong khổ thơ trên:
– Ông trời – mặc áo giáp đen – ra trận
– Cây mía – múa gươm
– Kiến – hành quân
Bài 2 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2
So với cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nào?
– Bầu trời đầy mây đen.
– Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
– Kiến bò đầy đường.
Trả lời
Cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nó cho người đọc thấy dường như là con người đang hành động, không phải sự vật, con vật làm.
II. Các kiểu nhân hóa
Bài 1 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Trong các câu dưới đây, những sự vật nào được nhân hóa?
a) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
c)
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
(Ca dao)
Trả lời
Những sự vật được nhân hóa là:
a) Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.
b) Gậy tre, chông tre, tre.
c) Trâu.
Bài 2 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên được nhân hóa bằng cách nào.
Trả lời
a) Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c) Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
III. Soạn bài Nhân hóa phần Luyện tập
Bài 1 trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Trả lời
Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa:
– Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tất cả đều bận rộn.
=> Gợi ra một không khí lao động, làm việc khẩn trương, phấn khởi của con người nơi bến cảng.
Bài 2 trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây:
Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.
Trả lời
Đoạn văn của bài 2 miêu tả công việc bận rộn, tất bật của bến cảng mà không nhận thấy tình cảm gắn bó, tâm trạng lao động của người dân.
Bài 3 trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
Trả lời
– Hai cách viết dưới đây có khác nhau là:
Cách 1: có dùng nhân hóa bởi gọi chổi là cô bé Chổi Rơm.
Cách 2: không dùng nhân hóa
– Chọn cách 1 để viết cho văn biểu cảm, chọn cách 2 để viết cho văn thuyết minh.
Bài 4 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.
Trả lời
a) Trò chuyện, xưng hô với núi như đối với người.
Tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.
b) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của con vật.
Tác dụng: làm cho đoạn văn trở nên hay, hấp dẫn và sinh động.
c) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật.
Tác dụng: hình ảnh mới lạ, hấp dẫn bạn đọc.
d) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật.
Tác dụng: Gợi sự cảm phục, lòng thương xót và lòng căm thù giặc của người đọc.
Bài 5 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa.
Trả lời
Anh mèo nhà tôi, mập ú, lông đen mượt, bộ ria dài cong vuốt. Từng chiếc móng sắc nhọn, vô tình cào cấu vào da thịt là chỗ ấy không ngừng quệt hồng. Trông thế thôi mà hay nghịch lắm. Mỗi lần gõ bát, chú không bao giờ vắng mặt, ngửi thấy mùi cá chú mò đến ngay. Chú mèo đáng yêu lắm, một người bạn thân thiết của tôi.
Soạn bài Nhân hóa ngắn nhất
Lý thuyết
Câu 1 - 2 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Các sự vật được nhân hóa và kiểu nhân hóa được sử dụng:
a) Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay: dùng từ gọi người để gọi vật.
b) Gậy tre, chông tre, tre: dùng từ chỉ hoạt động, tính chất người để chỉ vật.
c) Trâu: trò chuyện, xưng hô như đối với vật.
Soạn bài Nhân hóa ngắn nhất phần Luyện tập
Câu 1 trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Phép nhân hóa : Bến cảng – đông vui; tàu mẹ, tàu con; xe anh, xe em - tíu tít; bận rộn. Tác dụng : thể hiện không khí tươi vui, bận rộn của con người qua sự vật.
Câu 2 trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Đoạn văn của bài 2 miêu tả công việc bận rộn, tất bật của bến cảng mà không nhận thấy tình cảm gắn bó, tâm trạng lao động của người dân.
Câu 3 trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2
- Cách 1 nên chọn cho văn bản biểu cảm. Vì nó sử dụng phép nhân hóa tạo sự sinh động, thể hiện tình cảm.
- Cách 2 nên chọn cho văn bản thuyết minh vì mang tính giải thích.
Câu 4 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Tác dụng các kiểu nhân hóa trên :
a) Coi vật như tri kỉ bộc lộ tâm tình con người.
b) Cuộc sống động vật trở nên sinh động, có hồn.
c) Tạo nên sức sống đầy chuyển động của sự vật.
d) Những cây vô tri vô giác trở nên sinh động, sống tình cảm.
Câu 5 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Đoạn văn tham khảo:
Anh mèo nhà tôi, mập ú, lông đen mượt, bộ ria dài cong vuốt. Từng chiếc móng sắc nhọn, vô tình cào cấu vào da thịt là chỗ ấy không ngừng quệt hồng. Trông thế thôi mà hay nghịch lắm. Mỗi lần gõ bát, chú không bao giờ vắng mặt, ngửi thấy mùi cá chú mò đến ngay. Chú mèo đáng yêu lắm, một người bạn thân thiết của tôi.
Kiến thức cần ghi nhớ
- Nhân hóa là gì?
Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn có được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người hơn, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Có 3 kiểu nhân hóa mà ta thường gặp:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
- Dùng những tử vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chị hoạt động, tính chất của vật
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
-/-
Trên đây là nội dung chi tiết hướng dẫn soạn văn lớp 6 bài Nhân hóa được biên soạn với mục đích giúp các em học sinh tham khảo và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp. Để hiểu sâu và nhớ lâu hơn, các em nên kết hợp tự soạn bài theo những kiến thức của bản thân. Chúc các em luôn đạt kết quả cao trong học tập.
[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Nhân hóa một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.