Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (Thúy Lan)

Soạn bài Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử lớp 6, hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 127, 128 SGK Ngữ văn 6 tập 2 phần đọc hiểu và luyện tập
(380) 1265 04/08/2022

Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử bi tráng và hào hùng của Hà Nội. Hiện nay tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử không chỉ riêng đối với Hà Nội mà nó là đại diện cho cả nước ta.

Soạn bài Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử (Thúy Lan)

Trong văn bản nhật dụng Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thúy Lan, phép nhân hóa được sử dụng để gọi cầu Long Biên cùng với lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cây cầu lịch sử này đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.

I. Soạn bài Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử phần đọc hiểu

Câu 1. Bài văn có thể chia ra làm mấy đoạn? Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn.

Trả lời

Văn bản chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1 (Từ đầu đến anh dũng của thủ đô Hà Nội): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.

+ Đoạn 2 (tiếp… nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương nhưng anh hùng.

+ Đoạn cuối (phần còn lại): Hình ảnh cầu Long Biên trong hiện tại và tình cảm của tác giả.

Câu 2. Em biết được những gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu? So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (dưới đây) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của cầu Long Biên?

Trả lời

Cầu Long Biên qua điểm nhìn của tác giả, người đọc thấy được:

+ Lịch sử tên của cầu: cầu Đu-me

+ Chiều dài: 2290 m

+ Nặng 17 nghìn tấn

+ Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

+ Kĩ thuật: Sản phẩm của văn minh cầu sắt và bằng mồ hôi của bao người.

Quy mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn cầu Thăng Long và Chương Dương, song xét về mặt lịch sử thì cây cầu này có mặt trong suốt gần 100 năm trước.

Câu 3. Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.

a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?

b) Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên?

c) So sánh cách kể chuyện của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2. Vì sao ở đây tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?

(Gợi ý: so sánh về ngôi kể, về phương thức biểu đạt, về cách sử dụng từ ngữ, …).

Trả lời

a) Cảnh vật và sự kiện được ghi lại:

+ Màu xanh của bãi mía, nương dâu, vườn chuối.

+ Chiều xuống, đèn mọc như sao sa.

+ Gợi nhớ đoàn quân ra đi 1946

+ Những năm tháng oanh liệt cây cầu chống trọi những lần đánh bom của Mỹ.

Những ngày nước sông Hồng đỏ rực, cuồn cuộn chảy, cầu như võng đung đưa…

– Cảnh vật và sự kiện cho ta thấy hình ảnh của cây cầu anh hùng, hiên ngang với lịch sử.

b) Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc: gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực, cụ thể trong đó cầu Long Biên là nhân chứng sống.

c) Cách kể của đoạn “Cầu Long Biên khi mới khánh thành… bị chết trong quá trình làm cầu”, tình cảm tác giả bộc lộ rõ ràng hơn:

– Ngôi kể: sự chuyển ngôi linh hoạt từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.

– Phương thức biểu đạt: phương thức thuyết minh là chủ yếu.

– Từ ngữ: từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, quyến rũ, khao khát, bi thương, nhói đau, hùng tráng…

Câu 4Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.

a) Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.

b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.

– Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?

Trả lời

a) Tên tác phẩm: Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, không thể thay thế từ nhân chứng bằng chứng tích:

– Nhân chứng- thủ pháp nhân hóa, coi Cầu Long Biên là người đương thời, người chứng kiến thăng trầm lịch sử.

– Những sự kiện cầu Long Biên đã “chứng kiến”:

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp đầu năm 1947- Trung đoàn rút khỏi Hà Nội theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

+ Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ ném bom đánh phá.

– Cầu Long Biên trường tồn, chứng kiến biết bao đau thương và anh dũng của dân tộc Việt Nam.

b) Câu cuối trong bài diễn đạt dài nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn về cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị.

– Nhịp cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối liền, gắn kết những con tim bởi vì cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử “sống động, đau thương và anh dũng”.

II. Soạn bài Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử phần luyện tập

Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương.

Trả lời

Những di tích chứng nhân lịch sử nôit tiếng ở Hà Nội như:

– Cột cờ Hà Nội

– Hoàng Thành Thăng Long

– Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Thông qua phần soạn bài Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử thì các em sẽ một phần nắm được khái niệm thế nào là văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản đó. Cùng tham khảo chi tiết hướng dẫn soan ngu van 6 hay nhất do Đọc tổng hợp được để hiểu rõ hơn về các tác phẩm bút kí khác và cách sử dụng phép nhân hóa một cách thuần thục nhé!

Soạn bài Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử


TẢI VỀ

(380) 1265 04/08/2022