Bài 2 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 113 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Lao xao (Duy Khán) chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim.
Cụ thể là:
a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ điểm gì? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính).
b) Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.
c) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.
Trả lời bài 2 trang 113 SGK văn 6 tập 2
a) Mỗi loài được miêu tả:
- Tiếng kêu của bồ các: tiếng kêu các các, vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.
- Hình dạng và đặc tính của diều hâu: mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm.
- Hình dạng, tiếng kêu, hoạt động của chèo bẻo: những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến, ngày mùa chúng thức suốt đêm, mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người “chè cheo chét”.
- Hình dạng và đặc tính của chim cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn, khi đánh nhau chỉ xỉa bằng cánh.
=> Loài chim hiền được miêu tả bằng tiếng kêu và tiếng hót, loài trung gian được qua miêu tả màu sắc và tiếng kêu, loài chim ác qua miêu tả hoạt động bắt mồi và cách sinh tồn.
b)
- Trong bài văn, tác giả đã kết hợp tả và kể khá nhuần nhuyễn.
- Nhạn vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”.
- Tu hú đến khi mùa vải chín, khi quả hết, nó bay đi đâu biệt.
- Bìm bịp kêu thì chim ác mới ra mặt.
- Diều hâu bắt gà con, chim cắt xỉa chết bồ câu, chèo bẻo đánh bồ câu và chim cắt.
- Kết hợp tả với kể và bình luận:
- Chuyện con sáo nhà bác Vui tọ toẹ học nói, chuyện kể về sự tích con bìm bịp…
- Nói về họ nhà sáo: Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất.
- Nói về chèo bẻo: Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm.
- Nói vể chim cắt: Chúng là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến… cho đến nay chưa có loài chim nào trị được nó.
c)Tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động, thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên: Giời chớm hè/ Cây cối um tùm/ Cả làng thơm. Tác giả vừa kể vừa tả, tả rồi lại kể, sau đó lại tả: Cây hoa lan nở hoa trắng xoá...
-------------
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 113 SGK ngữ văn 6 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Lao xao (Duy Khán) trong chương trình soạn văn 6 tốt hơn trước khi đến lớp.