Bài 5 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 76 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, Soạn bài Lượm của Tố Hữu chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: “Lượm ơi, còn không?”, câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?
Trả lời bài 5 trang 76 SGK văn 6 tập 2
Câu thơ "Lượm ơi, còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi.
Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng"
Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.
--------------
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 5 trang 76 SGK ngữ văn 6 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em Soạn bài Lượm của Tố Hữu trong chương trình soạn văn 6 tốt hơn trước khi đến lớp