Bài 2 trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 70 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần soạn bài Ẩn dụ chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c)
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
d)
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
Trả lời bài 2 trang 70 SGK văn 6 tập 2
Cách trả lời 1:
a) Ăn quả, kẻ trồng cây
- Ăn quả có nét tương đồng về cách thức với: Sự hưởng thụ thành quả lao động
- Kẻ trồng cây có nét tương đồng về phẩm chất với người lao động, người tạo ra thành quả.
=> Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi được hưởng thụ thành quả lao động phải nhớ đến công lao người lao động đã vất vả mới tạo được thành quả đó.
b) Mực, đen; đèn, sáng
- Mực, đen có nét tương đồng về phẩm chất với cái xấu.
- Đèn, sáng có nét tương đồng về phẩm chất với cái tốt, cái hay.
c) Thuyền, bến
- Thuyền chỉ người đi xa.
- Bến chỉ người ở lại.
d) Mặt trời (trong câu Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ)
- Mặt trời: hình ảnh ẩn dụ ngầm chỉ Bác Hồ. Bác đã đem lại cho đất nước và tộc những thành quả cách mạng vô cùng to lớn, ấm áp, tươi sáng như mặt trời.
Cách trả lời 2:
Các ẩn dụ trong câu:
a)
+ Ăn quả: sự hưởng thụ thành quả lao động → Ẩn dụ cách thức.
+ kẻ trồng cây: người lao động, người gây dung → Ẩn dụ phẩm chất.
b)
+ mực, đen: cái xấu → Ẩn dụ phẩm chất.
+ đèn, sáng: cái tốt, cái hay. → Ẩn dụ phẩm chất.
c)
+ Thuyền - người đi xa. → Ẩn dụ phẩm chất.
+ Bến - người ở lại, chờ đợi. → Ẩn dụ phẩm chất.
d)
+ Mặt trời: Bác. → Ẩn dụ phẩm chất.
Tham khảo thêm: Tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong Thuyền về có nhớ bến chăng...
Cách trả lời 3:
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: sự biết ơn, tưởng nhớ tới những người tạo ra giá trị cho ta hưởng thụ, tiếp nhận.
- Quả: thành quả, giá trị được tạo ra.
- Kẻ trồng cây: người tạo ra giá trị.
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: khuyên nhủ con người nên tìm môi trường sáng, tốt để sống
- Mực: ẩn dụ cho những môi trường, những người xấu -> dễ khiến chúng ta lây nhiễm thói xấu
- Đèn: ẩn dụ cho nơi tốt đẹp -> người tốt đẹp sẽ giúp ta học được thói quen tốt, đức tính tốt.
c)
- Thuyền: ẩn dụ cho ra đi - người con trai
- Bến: ẩn dụ cho người ở lại - người con gái
=> Tấm lòng chung thủy, đợi chờ của người con gái dành cho người con trai.
d) - Mặt trời: dùng để chỉ Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam, người mang lại nguồn sống cho mọi người.
>>> Sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 70 SGK ngữ văn 6 tập 2 được biên soạn theo nhiều cách khác nhau giúp các em tham khảo để soạn bài Ẩn dụ tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !