Bài 4 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2, soạn bài Lượm ngữ văn 6: Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm...
(399) 1329 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 76 sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, Soạn bài Lượm của Tố Hữu ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp

Đề bài: Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

Trả lời bài 4 trang 76 SGK văn 6 tập 2

Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:

– Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.

– Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.

– Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.

– Lượm ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?

Tác dụng: Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó, bài thơ vì thế càng thêm cảm động.

------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 4 trang 76 SGK ngữ văn 6 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị Soạn bài Lượm của Tố Hữu trong chương trình soạn văn 6 được tốt nhất trước khi tới lớp


(399) 1329 04/08/2022