Bài 4 trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 2, soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử ngữ văn 6: Đọc đoạn đầu và đoạn cuối........
(392) 1306 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 127 sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2 phần trả lời câu hỏi đọc hiểu, soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp

Đề bài: Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.

a) Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.

b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.

– Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?

Trả lời bài 4 trang 127 SGK văn 6 tập 2

Cách trình bày 1

a. Tác giả đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử là hợp lí vì việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong tên của bài văn giúp người đọc có cảm giác tác giả thổi hồn vào sự vật, coi cầu Long Biên là người đương thơi của những thăm trầm lịch sử.

=> Và vì vậy không thể thay từ chứng nhân bằng từ chứng tích hay dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua.

- Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên được chứng kiến là:

  • Cuộc kháng chiến chống Pháp: mùa Đông băn 1946 – khi Trung đoàn thủ đo rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ;
  • Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá.

Trong quá trình tồn tại, chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, sự ra đi của các người chiến sĩ, đồng bào,... vì vậy cầu Long biên chính là chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.

b. So sánh nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn ta thấy:

- Câu cuối trong bài văn tuy dài hơn nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn nhờ cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị (nhịp cầu vô hình).

- Nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim vì cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng" của người Việt Nam khiến khách du lịch nước ngoài phải "trầm ngâm", "đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu" mỗi khi đến thăm nơi đây.

Cách trìn bày 2

a) Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật nhân hoá trong việc gọi tên cầu Long Biên: Không gọi cầu là vật chứng hay chứng tích mà gọi là chứng nhân và nhân chứng. Cách nhân hoá đó đã đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên trở thành người đương thời của bao thế hệ, như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của thủ đô, của đất nước cùng với con người.

- Các sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên chứng kiến:

  • Thời thuộc Pháp.
  • Năm 1945.
  • Kháng chiến chống Pháp.
  • Thời hoà bình.
  • Kháng chiến chống Mĩ.
  • Những mùa lũ.

- Ý nghĩa các từ:

  • Sống động: những gì cầu Long Biên chứng kiến là lịch sử dân tộc trong một thời gian không dài nhưng rất nhiều biến đổi
  • Đau thương: gợi nhớ các kí ức đau thương như máy bay Mĩ ném bom
  • Anh dũng: gợi nhắc tinh thần, khí thế chiến đấu của dân tộc

b) So sánh ta thấy giá trị nghệ thuật của câu cuối bài:

  • Tạo được hình tượng cây cầu Long Biên dài.
  • Thiếu một từ một chữ thì nhịp cầu thép của Long Biên không trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim.

→ Có thể nói nhịp cầu thép của Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim vì cây cầu là chứng nhân cho lịch sử dân tộc, tìm hiểu cây cầu là khám phá lịch sử dân tộc

Cách trình bày 3

a. Cách đặt tên : “chứng nhân lịch sử” bởi Cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.

- Không thể thay thế “chứng nhân” bởi “chứng tích”. Vì “chứng tích” chỉ là dấu tích, hiện vật thiếu đi sắc thái, cảm xúc mà “chứng nhân” thể hiện.

- Những sự kiện lịch sử cầu Long Biên chứng kiến :

  • Người dân thủ đô và Trung đoàn rút lên chiến khu.
  • Cầu từng là mục tiêu ném bom nhiều lần của đế quốc Mĩ, chịu nhiều đau thương.

- Các tính từ sống động, đau thương, anh dũng nói lên những biến cố mà cây cầu từng trải qua và chứng kiến thật sự tàn khốc, đau buồn nhưng hào hùng.

b. So sánh câu cuối với câu văn rút gọn : Câu rút gọn thiếu “đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách

” làm thiếu đi sắc thái biểu cảm mà câu đầy đủ thể hiện qua liên tưởng “nhịp cầu vô hình”.

- Nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim. Bởi con mắt cây cầu chứng kiến bao đau thương, anh dũng của lịch sử truyền vào trái tim du khách.

Cách trình bày 4

a) -Tác giả đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử và không thể thay thế từ “chứng nhân” bằng từ “chứng tích” bởi vì cách dùng từ “chứng nhân” là dùng thủ pháp nhân hóa. Cách nhân hóa này đã đem lại linh hồn, sự sống cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên trở thành “người đương thời” của bao thế hệ, như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của thủ đô, của đất nước và của người dân Việt Nam.

- Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến:

  • Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với sự kiện lịch sử vào mùa đông năm 1946 khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.
  • Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá

=> Như vậy, cầu Long Biên đã chứng kiến lịch sử dân tộc trong một khoảng thời gian không được gọi là dài nhưng lại là khoảng thời gian lịch sử đau thương và chứa nhiều biến đổi nhất. Chính vì thế, có thể nói cầu Long Biên chính là nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói chung.

b) So sánh câu cuối bài văn với câu rút gọn: “Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam”. Câu cuối của bài văn tuy dài hơn nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn nhờ cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị.

- Nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim là bởi vì cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử sống động, đau thương và anh dũng của người Việt Nam khiến du khách nước ngoài phải “trầm ngâm”, đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu mỗi khi đến thăm nơi đây.

Bài văn tham khảo: Cảm nghĩ về cầu Long Biên -  chứng nhân Lịch sử

-----------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 127 SGK ngữ văn 6 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử trong chương trình soạn văn 6 được tốt nhất trước khi tới lớp


(392) 1306 04/08/2022