Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp - Giải phương trình
1. Kiến thức cần nhớ
- Số các hoán vị của n phần tử:
Pn=n!
- Số các chỉnh hợp chập k của n phân tử:
Akn=n!(n−k)!
- Số các tổ hợp chập k của n phần tử:
Ckn=n!k!(n−k)!=Aknk!
- Hai tính chất của Ckn:
Với k,n∈Z,0≤k≤n thì:
+) Ckn=Cn−kn
+) Ckn+1=Ckn+Ck−1n
Tính chất giai thừa:
Quy ước: 0!=1
n!=n.(n−1)! với n∈N∗
n!=n.(n−1)...(n−m+1).(n−m)! với n≥m,m,n∈N∗
Khi rút gọn một tỉ sổ mà tử và mẫu đều chứa các giai thừa thì ta có thể làm như sau:
– Cách 1: Viết các giai thừa dưới dạng tích số từ 1 đến n rồi rút gọn các thừa số chung.
– Cách 2: Quan sát xem giai thừa nào lớn hơn, rồi giữ nguyên giai thừa bé và biểu diễn giai thừa lớn theo giai thừa bé để rút gọn.
Ví dụ: Giải phương trình x!−(x−1)!(x+1)!=16,x∈N
Giải:
Điều kiện x−1≥0⇔x≥1⇒x∈N∗
Ta thấy x−1 bé nhất nên ta biểu diễn giai thừa còn lại theo (x−1)!, khi đó vế trái của phương trình trở thành:
x!−(x−1)!(x+1)!=(x−1)!x−(x−1)!(x−1)!x(x+1)=(x−1)!(x−1)(x−1)!x(x+1)=x−1x(x+1)
Phương trình đã cho tương đương với
x−1x(x+1)=16⇔x2−5x+6=0⇔[x=2(TM)x=3(TM)
Vậy phương trình có 2 nghiệm x=2,x=3
2. Một số dạng toán thường gặp
Dạng 1: Giải phương trình, hệ phương trình hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp
Phương pháp chung:
- Sử dụng các công thức tính số hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để biến đổi phương trình.
- Kiểm tra điều kiện của nghiệm và kết luận.
Dạng 2: Giải bất phương trình hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp
Phương pháp chung:
- Sử dụng các công thức tính số hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để biến đổi bất phương trình.
- Kiểm tra điều kiện của nghiệm và kết luận.