Giới hạn của hàm số

Lý thuyết về giới hạn của hàm số môn toán lớp 11 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(404) 1347 29/07/2022

1. Giới hạn của hàm số tại một điểm

Hàm số y=f(x) có giới hạn là số L khi x dần tới x0 kí hiệu là lim.

Nhận xét: \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} x = {x_0},\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} c = c  với c là hằng số.

Định lý: Giả sử \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = L,\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} g\left( x \right) = M. Khi đó:

+) \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right] = L + M

+) \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right] = L - M

+) \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \left[ {f\left( x \right).g\left( x \right)} \right] = L.M

+) \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \dfrac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}} = \dfrac{L}{M} với M \ne 0

Nếu f\left( x \right) \ge 0\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = L thì L \ge 0\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \sqrt {f\left( x \right)}  = \sqrt L .

2. Giới hạn một bên

Số L là:

+ giới hạn bên phải của hàm số y = f\left( x \right) kí hiệu là \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f\left( x \right) = L

+ giới hạn bên trái của hàm số y = f\left( x \right) kí hiệu là \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f\left( x \right) = L

Định lý: \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = L \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f\left( x \right) = L

3. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực

Hàm số y = f\left( x \right) có giới hạn là số L khi x \to  + \infty (hoặc x \to  - \infty )  kí hiệu là:\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f\left( x \right) = L (hoặc \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f\left( x \right) = L)

Với c,k là hằng số và k nguyên dương, ta luôn có: \mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty } c = c,\mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty } \dfrac{c}{{{x^k}}} = 0.

4. Giới hạn vô cực của hàm số

a) Giới hạn vô cực

Hàm số y = f\left( x \right) có giới hạn là \pm \infty khi x \to  \pm \infty kí hiệu là \mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty } f\left( x \right) = x =  \pm \infty

\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f\left( x \right) =  + \infty  \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left[ { - f\left( x \right)} \right] =  - \infty

b) Một vài giới hạn đặc biệt

+) \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {x^k} =  + \infty với k nguyên dương.

+) \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {x^k} =  + \infty nếu k chẵn và \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {x^k} =  - \infty nếu k lẻ.

(404) 1347 29/07/2022