Phương pháp giải bài tập thủy phân chất béo
1. PHẢN ỨNG THỦY PHÂN CHẤT BÉO TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT
- Sản phẩm: glixerol và các axit béo:
2. PHẢN ỨNG XÀ PHÒNG HÓA
- Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm NaOH hoặc KOH thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng.
- Nhận xét: Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa, xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và là phản ứng không thuận nghịch (1 chiều).
3. PHẢN ỨNG HIĐRO HÓA
- Chất béo có chứa các gốc axit béo không no có phản ứng cộng H2 vào nối đôi:
Chất béo không no + H2 $\xrightarrow{Ni,\,{{t}^{9}},\,p}$ chất béo no
Lỏng rắn
- Phản ứng này được dùng trong công nghiệp để chuyển hóa chất béo lỏng (dầu) thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo để thuận tiện cho vận chuyển và để sản xuất xà phòng.
4. PHẢN ỨNG OXI HÓA
- Chất béo tác dụng với oxi của không khí tạo thành anđehit có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.
5. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
- BTKL:m xà phòng+ m glixerol = m chất béo + m NaOH
- Công thức tính nhanh số trieste:
Số trieste tối đa tạo bởi glixerol và n gốc axit béo: $\dfrac{{{n}^{2}}(n+1)}{2}$
- Nắm chắc lí thuyết, các phương trình, các gốc hiđrocacbon thường gặp để không phải nháp nhiều.
- Xà phòng hóa chất béo bằng NaOH (KOH): n chất béo = n glixerol =\(\dfrac{1}{3}\)nNaOH
- Hiệu suất $H\% = \dfrac{{m{\mkern 1mu} {{\mkern 1mu} _{thuc.te}}}}{{m{\mkern 1mu} {{\mkern 1mu} _{ly{\kern 1pt} thuyet}}}}.100$
- Tên và khối lượng phân tử của một số axit béo và triglixerit thường gặp:
+) No:
$\left\{ \begin{align} & {{C}_{15}}{{H}_{31}}COOH:\text{ax}it\,panmitic\,\,(M=256) \\ & {{C}_{17}}{{H}_{35}}COOH:\text{ax}it\,stearic\,(M=284) \\ \end{align} \right.$
$→\left\{ \begin{align} & {{({{C}_{15}}{{H}_{31}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}:tripanmitin\,(M=806) \\ &{{({{C}_{17}}{{H}_{35}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}:tristearin\,(M=890) \\ \end{align} \right.$
+) Không no:
$\left\{ \begin{align} & {{C}_{17}}{{H}_{33}}COOH:\text{ax}it\,oleic\,(M=282) \\ & {{C}_{17}}{{H}_{31}}COOH:\text{ax}it\,linoleic\,(M=280) \\ \end{align} \right.$
$→\left\{ \begin{align} & {{({{C}_{17}}{{H}_{33}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}:triolein\,(M=884) \\ & {{({{C}_{17}}{{H}_{31}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}:trilinolein\,(M=878) \\ \end{align} \right.$