Phương pháp giải bài tập nhôm và hợp chất của nhôm tác dụng với dung dịch kiềm

Phương pháp giải bài tập nhôm và hợp chất của nhôm tác dụng với dung dịch kiềm MÔN HÓA Lớp 12 với nhiều phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(368) 1228 23/09/2022

Con đường tư duy :

     Ta hiểu như sau: Khi cho $O{{H}^{-}}$vào dung dịch chứa $A{{l}^{3+}}$ nó sẽ làm hai nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Đưa kết tủa lên cực đại $A{{l}^{3+}}+3O{{H}^{-}}\to Al{{\left( OH \right)}_{3}}$

Nhiệm vụ 2 : Hòa tan kết tủa $Al{{\left( OH \right)}_{3}}+O{{H}^{-}}\to AlO_{2}^{-}+2{{H}_{2}}O$

Trường hợp 1: Cho biết ${{n}_{A{{l}^{3+}}}}=\text{ }a$ mol và ${{n}_{O{{H}^{-}}}}~=\text{ }b$ mol, tính số mol kết tủa:

Các phản ứng xảy ra:

            Al3+ + 3OH- → Al(OH)3            (1)

            Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-    (2)

Phương pháp:

+ Nếu b ≤ 3a thì kết tủa chưa bị hoà tan và ${{n}_{Al{{(OH)}_{3}}}}=\frac{b}{3}\,\,mol$

+ Nếu 3a < b < 4a thì kết tủa bị hoà tan 1 phần

     Al3+ + 3OH- → Al(OH)3             (1)

     a    →   3a     →     a 

     Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-    (2)

     b - 3a   ←  b - 3a

=> ${{n}_{Al{{\left( OH \right)}_{3}}}}=\text{ }4a-b\,\,mol$

      + Nếu b ≥ 4a thì kết tủa bị hoà tan hoàn toàn

Trường hợp 2: Nếu ${{n}_{Al{{\left( OH \right)}_{3}}}}<~{{n}_{A{{l}^{3+}}}}.$ Tính số mol OH-

Phương pháp: Đặt nAl3+ = a và nAl(OH)3 = b (b < a) thì có 2 khả năng:

+ Khả năng 1: Nếu Al3+ dư chỉ xảy ra 1 phản ứng:

  Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 (1)

                     3b    ←    b

          => số mol OH- dùng nhỏ nhất = 3b mol

+ Khả năng thứ 2: Nếu Al3+ hết xảy ra 2 phản ứng:

  Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 (1)

         a   →   3a     →    a

  Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]- (2)

          a - b  →  a – b

          => số mol OH- dùng lớn nhất = 4a - b mol

+ Nếu đề bài yêu cầu tính nOH- min thì nOH- = 3b.

+ Nếu đề bài yêu cầu tính nOH- max thì nOH-  = 4a - b

+ Nếu đề bài chỉ yêu cầu tính nOH- thì ta phải lấy kết quả 2 khả năng trên.

Trường hợp 3: Muối Al3+ tác dụng với dung dịch kiềm, nung kết tủa.

+ Nếu chất rắn sau khi nung là Al2O3 có nAl2O3 = c thì nAl(OH)3 = b = 2c

Bài toán quay trở về trường hợp 2.

Trường hợp 4: Biết nOH-  = a;  nAl(OH)3 = b mà 3b < a,  nAl3+ = c. Tính c.

Phương pháp: Do 3b < a nên kết tủa bị hoà tan 1 phần. Vậy xảy ra 2 phản ứng sau:

   Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 (1)

          c   ←   3c    ←    c

   Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]- (2)

          c – b  ←  c – b

          => $\sum{{{n}_{O{{H}^{-}}}}}=\text{ }4c\text{ - }\text{ }b\text{ }=\text{ }a$  

(368) 1228 23/09/2022