Lí thuyết về hợp chất của sắt

Lý thuyết về hợp chất của sắt môn hóa lớp 12 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(373) 1244 23/09/2022

I. HỢP CHẤT SẮT (II)

- Hợp chất sắt (II) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

1. Sắt (II) oxit: FeO

- FeO là oxit bazơ: FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

- FeO là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh như H2, CO, Al,... :  FeO + H2 → Fe + H2O

- FeO là chất khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc, nóng  

   FeO $\xrightarrow{HN{{O}_{3}},{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,(d,{{t}^{o}})}$ dung dịch muối Fe3+:  

PTHH: 3FeO + 10HNO3 $\xrightarrow{{}}$ 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

2. Sắt (II) hiđroxit: Fe(OH)2 là chất rắn màu trắng hơi xanh, là bazơ không tan trong nước

- Fe(OH)2 bị oxi hóa trong không khí : Fe(OH)2 + O2 + H2O → Fe(OH)3

                                                              (trắng xanh)                     (nâu đỏ)

- Fe(OH)2 dễ bị nhiệt phân:

         + Trong chân không : Fe(OH)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ FeO + H2O

         + Trong không khí: 4Fe(OH)2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe2O3 + 4H2O

3. Muối sắt (II)

- Dễ bị oxi hóa thành muối sắt (III) :  Muối Fe2+  $\xrightarrow{oxh}$ muối Fe3+       

2FeCl2  +  Cl2 $\xrightarrow{{}}$  2FeCl3

lục nhạt                  vàng nâu

10FeSO4  + 2KMnO4  + 8H2SO4  $\xrightarrow{{}}$ 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4  +  8H2O

(dung dịch màu tím hồng)                                          (dung dịch màu vàng)

II. HỢP CHẤT SẮT (III)

- Ion Fe3+ nhận 1 hoặc 3e để trở thành Fe2+ hoặc Fe => tính chất đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa

- Các hợp chất sắt (III) tác dụng với HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng không sinh ra khí

1. Sắt (III) oxit: Fe2O3

- là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước

- là oxit bazơ, dễ tan trong axit mạnh: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

- là chất oxi hóa:   Fe2O3  $\xrightarrow{+Al,{{H}_{2}},CO,C}$  Fe

PTHH: Fe2O3 + Al $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ Al2O3  +  2Fe

Muối Fe3+  $\xrightarrow{+Fe(Cu)}$ muối Fe2+ :        2FeCl3    +   Fe    $\xrightarrow{{}}$  3FeCl2

                                                    2FeCl3    +   Cu   $\xrightarrow{{}}$   2FeCl2   +  CuCl2

       Lưu ý: + Fe3O4 là hỗn hợp FeO và Fe2O3

2. Sắt (III) hiđroxit: Fe(OH)3

- là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước.

- là bazơ, dễ tan trong axit mạnh: Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

- bị nhiệt phân tạo thành oxit: 2Fe(OH)3 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ Fe23 + 3H2O

3. Muối sắt (III)

- có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt (II)

PTHH: Fe2(SO4)3 + Cu → 2FeSO4 + CuSO4

             2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S

- Các muối sắt (III) bị thủy phân trong môi trường kiềm

PTHH: 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

(373) 1244 23/09/2022