Lý thuyết chung về kim loại
I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Kim loại |
Nhóm (hoặc họ) |
||||
IA, IIA (trừ H) |
IIIA (trừ Bo) |
Một phần của nhóm IVA, VA và VIA |
Các nhóm B |
Họ lantan và actini |
|
Nguyên tố |
s |
p |
p |
d |
f |
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CHUNG CỦA KIM LOẠI
1. Tính chất chung
Nguyên nhân: do các electron tự do gây ra
Tính dẻo |
Tính dẫn điện, dẫn nhiệt |
Tính ánh kim |
Những kim loại có tính dẻo cao: Au, Ag, Al, Cu, Sn, … |
Các kim loại dẫn điện tốt nhất theo thứ tự giảm dần: Ag, Cu, Au, Al, Fe, … |
Hầu hết các kim loại đều có tính ánh kim |
2. Tính chất riêng
Khối lượng riêng |
Nhiệt độ nóng chảy |
Tính cứng |
- Li có khối lượng riêng nhỏ nhất (nhẹ nhất) - Osimi (Os) có khối lượng riêng lớn nhất (nặng nhất) D < 5g/cm3 : kim loại nhẹ D > 5g/cm3 : kim loại nặng |
- Hg có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất (-39oC, là chất lỏng ở to thường) - W có nhiệt độ nóng chảy cao nhất (3410oC) |
- Cs là kim loại mềm nhất (độ cứng là 0,2) - Cr là kim loại cứng nhất (độ cứng là 9) |
Nhìn chung, một số tính chất riêng của kim loại phụ thuộc vào độ bền của liên kết kim loại, nguyên tử khối, kiểu mạng tinh thể, … của kim loại.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG
Đặc trưng của kim loại là tính khử : $M\xrightarrow{{}}{{M}^{n+}}\,\,+\,\,\,ne$
1. Tác dụng với phi kim
Hầu hết các kim loại khử được phi kim thành ion âm
2Cu + O2 → 2CuO
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
2. Tác dụng với axit
HCl, H2SO4 loãng |
H2SO4 đặc, HNO3 đặc |
Những kim loại đứng trước H có thể khử được ion H+ Ví dụ: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 Cu không phản ứng |
Hầu hết các kim loại (trừ Pt, Au) đều khử được HNO3 và H2SO4 đặc Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O * Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội |
3. Tác dụng với nước
- Những kim loại có tính khử mạnh như Na, K, Ca, … khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
4. Tác dụng với dung dịch muối
- Kim loại hoạt động mạnh hơn có thể đẩy được ion kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
- Kim loại có tính khử mạnh (Na, K, Ca, Ba) tác dụng với nước ở điều kiện thường, nên không đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.