Bài tập muối aluminat tác dụng với axit
1. Nếu sục CO2 dư vào dung dịch [Al(OH)4]- chỉ xảy ra phản ứng:
[Al(OH)4]- + CO2 → Al(OH)3 + HCO3-
Nếu n[Al(OH)4]−= a thì nCO2phản ứng = nAl(OH)3= a
* Kết tủa không bị hòa tan khi sục CO2 dư
2. Nếu cho H+ tác dụng với dung dịch [Al(OH)4]- thì xảy ra 1 hoặc 2 phản ứng sau:
[Al(OH)4]- + H+ → Al(OH)3 + H2O (1)
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O (2)
*Phương pháp: Nếu đặt: n[Al(OH)4]- = a mol; nH+ = b mol thì:
+ Nếu b ≤ a thì nAl(OH)3= b
+ Nếu a < b < 4a thì kết tủa bị hoà tan 1 phần và nAl(OH)3= 4a−b3
+ Nếu b≥ 4a thì không có kết tủa
3. Nếu biết nAl(OH)3= b < n[Al(OH)4]−= a. Tính số mol H+
* Phương pháp: Có 2 khả năng xảy ra:
+ Khả năng thứ 1: Nếu [Al(OH)4]- dư chỉ xảy ra phản ứng:
[Al(OH)4]- + H+ → Al(OH)3 + H2O (1)
b b
=>nH+ min= b
+ Khả năng thứ 2: Nếu [Al(OH)4]- hết xảy ra 2 phản ứng
[Al(OH)4]- + H+ → Al(OH)3 + H2O (1)
a a a
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O (2)
a – b 3(a – b)
=>nH+= 4a−3b

+ Nếu đề bài yêu cầu tính nH+ min thì nH+ = b
+ Nếu đề bài yêu cầu tính nH+ max thì nH+ = 4a – 3b
+ Nếu đề bài chỉ yêu cầu tính nH+ thì phải lấy nghiệm cả 2 trường hợp trên