Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng
1. Bảng đơn vị đo khối lượng
Nhận xét: Trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau \(10\) lần, tức là:
- Đơn vị lớn gấp \(10\) lần đơn vị bé;
- Đơn vị bé bằng \(\dfrac{1}{{10}}\) đơn vị lớn.
2. Một số dạng bài tập
Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng
Phương pháp: Áp dụng nhận xét, trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau \(10\) lần.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) \(2\) tạ = …yến
b) \(9\) tạ = …kg
c) \(5000g = ...\,kg\)
d) \(23kg = ...\) tấn
e) \(8\) tấn \(8kg = ...kg\)
g) \(728kg\) = … tạ …\(kg\)
Cách giải:
a) \(2\) tạ = \(20\) yến
b) \(9\) tạ =\(900kg\)
c) \(5000g = 5kg\)
d) \(23kg = \dfrac{{23}}{{1000}}\) tấn
e) \(8\) tấn \(8kg\) = \(8\) tấn + \(8kg\) = \(8000kg + 8kg = 8008kg\) .
Vậy \(8\) tấn \(8kg = 8008kg\)
g) \(728kg = 700kg + 28kg\) = \(7\) tạ + \(28kg\) = \(7\) tạ \(28\)\(kg\).
Vậy \(728kg\) = \(7\) tạ \(28\)\(kg\)
Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng:
Phương pháp:
- Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện các phép tính như bình thường.
- Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.
- Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo khối lượng với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) \(16kg + 33kg = ...kg\)
b) \(102g - 75g = ...g\)
c) \(3\)tấn + \(8\) yến = …yến
d) \(41kg - 18hg = ...hg\)
e) \(28kg\, \times 4 = ...kg\)
f) \(57g\,:3 = ...g\)
Cách giải:
a) \(16kg + 33kg = 49kg\)
b) \(102g - 75g = 27g\)
c) \(3\) tấn + \(8\) yến = \(300\) yến +\(8\) yến = \(308\) yến
Vậy \(3\) tấn + \(8\) yến = \(308\) yến
d) \(41kg - 18hg = 410hg - 18hg = 392hg\).
Vậy \(41kg - 18hg = ...hg\)
e) \(28kg\, \times 4 = 112kg\)
f) \(57g\,:3 = 19g\)
Dạng 3: So sánh các đơn vị đo khối lượng
Phương pháp:
- Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.
- Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.
Ví dụ: Điền dấu thích hợp \(( < , > , = )\) vào chỗ chấm:
a) \(25kg...52kg\)
b) \(205g...183g\)
c) \(5\) tấn \(50kg\)…\(5500kg\)
d) \(2\) tạ \(63kg\) …\(2\) tạ \(7\) yến
Cách giải:
a) \(25kg < 52kg\)
b) \(205g > 183g\)
c) Ta có \(5\) tấn \(50kg\) =\(5\) tấn + \(50kg\) = \(5000kg + 50kg = 5050kg\).
Mà \(5050kg < 5500kg\) .
Vậy \(5\) tấn \(50kg\)< \(5500kg\)
d) Ta có \(2\) tạ \(63kg\) = \(2\) tạ + \(63kg\) = \(200kg + 63kg = 263kg\)
\(2\) tạ \(7\) yến = \(2\) tạ + \(7\) yến = \(200kg + 70kg = 270kg\)
Mà \(263kg < 270kg\).
Vậy \(2\) tạ \(63kg\) < \(2\) tạ \(7\) yến
Dạng 4: Toán có lời văn:
Ví dụ: Một cửa hàng buổi sáng bán được \(6\) yến gạo. Buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng \(5kg\) gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Phương pháp:
- Đổi \(6\) yến thành đơn vị \(kg\) .
- Tìm số gạo bán được trong buổi chiều.
-Tìm số gạo bán được trong cả hai buổi.
Cách giải:
Đổi \(6\) yến = \(60kg\) gạo
Buổi chiều cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:
\(60 - 5 = 55(kg)\)
Cả hai buổi cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:
\(60 + 55 = 115(kg)\)
Đáp số: \(115kg\)