Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông. Héc-ta
1. Đề-ca-mét vuông
Đề-ca-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài \(1dam\).
Đề-ca-mét vuông viết tắt là \(da{m^2}\).
Hình vuông \(1da{m^2}\) gồm \(100\) hình vuông \(1{m^2}\).
\(1da{m^2} = 100{m^2}\)
2. Héc-tô-mét vuông
Héc-tô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài \(1hm\).
Héc-tô-mét vuông viết tắt là \(1h{m^2}\).
Hình vuông \(1h{m^2}\) gồm \(100\) hình vuông \(1da{m^2}\).
\(1h{m^2} = 100da{m^2} = 10000{m^2}\)
Thông thường, khi đo diện tích ruộng đất, người ta còn dùng đơn vị héc-ta.
Héc-ta viết tắt là \(ha\).
\(\begin{array}{l}1ha = 1h{m^2}\\1ha = 10000{m^2}\end{array}\)
3. Một số dạng bài tập
Dạng 1: Đọc hoặc viết các số đo diện tích
Phương pháp:
- Đọc số đo diện tích trước rồi đọc tên đơn vị đo diện tích sau.
- Viết số đo diện tích trước rồi viết kí hiệu tên đơn vị diện tích sau.
Ví dụ:
a) \(5h{m^2}\) được đọc là năm héc-tô-mét vuông.
\(17da{m^2}\) được đọc là mười bảy đề-ca-mét vuông.
b) Tám héc-ta được viết là \(8ha\).
Ba mươi đề-ca-mét vuông được viết là \(30da{m^2}\).
Dạng 2: Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) \(7h{m^2} = ...da{m^2}\)
b) \(1{m^2} = ...da{m^2}\)
c) \(5da{m^2}9{m^2} = ...{m^2}\)
d) \(840{m^2} = ...da{m^2}...{m^2}\)
Cách giải:
a) \(1h{m^2} = 100da{m^2}\) nên \(7h{m^2} = 100da{m^2} \times 7 = 700da{m^2}\).
Vậy \(7h{m^2} = 700da{m^2}\).
b) \(1da{m^2} = 100{m^2}\) nên \(1{m^2} = \dfrac{1}{{100}}da{m^2}\).
Vậy \(1{m^2} = \dfrac{1}{{100}}da{m^2}\)
c) \(1da{m^2} = 100{m^2}\) nên \(5da{m^2} = 500{m^2}\)
\(5da{m^2}9{m^2} = 500{m^2} + 9{m^2} = 509{m^2}\)
Vậy \(5da{m^2}9{m^2} = 509{m^2}\)
d) Ta có: \(840{m^2} = 800{m^2} + 40{m^2} = 8da{m^2} + 40{m^2} = 8da{m^2}40{m^2}\)
Vậy \(840{m^2} = 8da{m^2}\,40{m^2}\)
Dạng 3: So sánh các đơn vị đo diện tích
Cách so sánh hai số đo diện tích “đề-ca-mét vuông” và “héc-tô-mét vuông” tương tự như cách so sánh các số đo diện tích đã học khác.
Lưu ý: Khi so sánh các số đo có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.
Ví dụ: Điền dấu thích hợp \(( < ; > ; = )\) vào chỗ chấm:
a) \(32da{m^2}...23da{m^2}\)
b) \(18h{m^2}...81h{m^2}\)
c) \(7h{m^2}...308da{m^2}\)
Cách giải:
a) Hai số đo \(32da{m^2};\,\,23da{m^2}\) có cùng đơn vị đo là \(da{m^2}\) .
Mà \(32 > 23\) nên \(32da{m^2} > 23da{m^2}\)
b) Hai số đo \(18h{m^2};\,\,81h{m^2}\) có cùng đơn vị đo là \(h{m^2}\) .
Mà \(18 < 81\) nên\(18h{m^2} < 81h{m^2}\)
c) Ta có \(7h{m^2} = 700da{m^2}\).
Mà \(700da{m^2} > 308da{m^2}\). Vậy \(7h{m^2} > 308da{m^2}\)
Dạng 4: Các phép tính với các đơn vị đo diện tích
Các phép tính với hai số đo diện tích “đề-ca-mét vuông” và “héc-tô-mét vuông” tương tự như các phép tính với các số đo diện tích đã học khác.
Lưu ý: Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) \(12h{m^2} + 6h{m^2} = ...h{m^2}\)
b) \(42da{m^2} - 19da{m^2} = ...da{m^2}\)
c) \(2da{m^2} - 34{m^2} = ...{m^2}\)
d) \(45da{m^2} \times 2 = ...da{m^2}\)
e) \(135h{m^2}:9 = ...h{m^2}\)
Cách giải:
a) Ta thấy hai số đo đều có đơn vị đo là \(h{m^2}\) và \(12 + 6 = 18\) nên \(12h{m^2} + 6h{m^2} = 18h{m^2}\)
b) Ta thấy hai số đo đều có đơn vị đo là \(da{m^2}\) và \(42 - 19 = 23\)nên \(42da{m^2} - 19da{m^2} = 23da{m^2}\)
c) \(2da{m^2} - 34{m^2} = 200{m^2} - 34{m^2} = 166{m^2}\). Vậy \(2da{m^2} - 34{m^2} = 166{m^2}\)
d) Ta có \(45 \times 2 = 90\) nên \(45da{m^2} \times 2 = 90da{m^2}\).
e) Ta có \(135:9 = 15\) nên \(135h{m^2}:9 = 15h{m^2}\).