Vài nét về Ngô Thì Nhậm

Giới thiệu tác giả Ngô Thì Nhậm bao gồm: tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp và quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật
(380) 1266 29/07/2022

I. Sơ đồ - Tiểu sử Ngô Thì Nhậm

II. Vài nét về Ngô Thì Nhậm

1. Tiểu sử 

- Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

- Danh sĩ cuối đời Hậu Lê đầu đời Tây Sơn, tự là Hi Doãn, hiệu Đạt Hiên, về sau nghiên cứu thiền học lại có hiệu là Hải Lượng.

- Ông là con Ngô Thì Sĩ, cháu Ngô Tưởng Đạo, sinh ngày 11/09 âm lịch (25/10/1746) tại lành Thanh Oai (tục gọi là Tó) huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc tỉnh Hà Tây).

- Năm Ất Dậu 1765, ông đỗ đầu thi hương, năm Kỷ Sửu 1769, đỗ khoa Sĩ vọng, được bổ làm Hiến sát phó sứ Hải Dương. Đến năm Ất Mùi 1775, ông đỗ tiến sĩ, được bổ làm Hộ khoa cấp sự trung, rồi thăng giám sát Ngự sử đạo Sơn Nam, sau đổi làm Đốc đồng trấn Kinh Bắc.

- Năm Canh Tí 1780, xảy ra vụ án Trịnh Tông (con Trịnh Sâm âm mưu dấy binh để dành lại ngôi chúa về tay em là Trịnh Cán). Việc phát giác, Ngô Thì Nhậm bị nghi ngờ là đã tố cáo, càng bị nghi ngờ hơn là sau đó ông được thăng Hữu thị lang bộ Công. Lúc bấy giờ thân phụ ông bất bình tự tự bằng thuốc độc, ông lấy cớ chịu tang xin về để tránh dèm pha..

- Năm Nhâm Dần 1782, tháng 9, Trịnh Sâm mất, tháng 10 kiêu binh nổi loạn. Ông trốn về quê vợ ở Sơn Nam ẩn náu ngót 6 năm.

- Năm Mậu Thân 1788, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần hai, xuống lệnh tìm quan cũ Lê Trịnh để bổ dụng. Ông được Trần Văn Kỉ tiến cử. Nguyễn Huệ trọng dụng, phong cho ông làm Tả thị lang bộ Lại, tước Trình Phái Hầu,

- Trong giai đoạn phò tá Quang Trung, tài năng ông phát huy cao độ trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao. Vua Quang Trung mất sau cơn bệnh độ ngột. Ông được Cảnh Thịnh cử làm chánh sứ đi báo tang và cầu phong cho vua mới. Sứ bộ lên đường ngày 10-2 âm lịch năm Qúi Sửu 1793, đến Yên Kinh ngày 8-5 âm lịch và hoàn thành sứ mạng trở về tháng 9 âm lịch.

- Năm Nhâm Tuất 1802, triều đình Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn Phúc ra Bắc chiêu dụ nhân tài, ông và các tôi cũ nhà Tây Sơn bị gọi đến nơi hành tại Gia Long, để dò xét ý kiến. Sau đó không lâu ông và Phan Huy Ích để đem ra kể tội và đánh đòn tại Văn miếu. Ông hưởng dương 57 tuổi.

2. Sự nghiệp văn học

- Ngô Thì Nhậm để lại rất nhiều tác phẩm và là cây bút tiêu biểu nhất trong bộ Ngô gia văn phái với gần 1.000 bài thơ, bài phú cùng bộ sách khảo luận về sử và triết học như Xuân thu quản kiến, Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh. Đặc biệt quý nhất là những tác phẩm văn thơ của ông gắn bó với nhà Tây Sơn dưới thời Quang Trung.

- Tác phẩm chính:

+ Về thơ, Ngô Thì Nhậm có một số tập thơ nổi tiếng như: Bút hải tùng đàm, Thủy vân nhàn đàm (Thủy vân nhàn vịnh),...

+ Về phú, ông có 17 bài chép ở tập Kim mã hành dư.

+ Về văn, ông có một số tác phẩm lớn đặc biệt là Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh được coi là tác phẩm thể hiện nổi bật nhất tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm.

(380) 1266 29/07/2022