Tìm hiểu về thể loại thơ, truyện

Tóm tắt bài Thể loại văn học: Thơ, truyện ngắn gọn dễ hiểu có ví dụ minh hoạ giúp các em học tốt môn văn lớp 11, soạn bài dễ dàng
(387) 1289 29/07/2022

I. Quan niệm chung về loại, thể văn học

Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức (cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm).

1. Loại

Là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại. Tác phẩm văn học được chia làm 3 loại: tự sự, trữ tình và kịch.

- Trữ tình: lấy cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu. Loại trữ tình có các thể: thơ ca, ngâm khúc,...

- Tự sự: dùng lời kể, lời miêu tả để xây dựng cốt truyện, khắc họa tính cách các nhân vật, dựng lên các bức tranh về đời sống. Loại tự sự có các thể: truyện, kí

- Kịch: Thông qua lời thoại và hành động của các nhân vật mà tác hiện những xung đột xã hội.

2. Thể

- Là hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại.

- Căn cứ để phân chia đa dạng: Có khi dựa vào độ ngắn dài; đề tài; cấu trúc; tính chất mâu thuẫn; cảm hứng chủ đạo…

- Có một thể loại tồn tại độc lập: Văn nghị luận (chính trị xã hội, văn hóa)

II. Thể loại thơ

1. Khái lược về thơ

a. Đặc trưng của thơ

- Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu.

- Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú,

- Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.

- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sốn khách quan.

- Cốt lõi cơ bản của thơ là trữ tình

- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ.

b. Phân loại thơ

- Phân loại theo nội dung biểu hiện có:

+ Thơ trữ tình

+ Thơ tự sự

+ Thơ trào phúng

-  Phân loại theo cách thức tổ chức có:

+ Thơ cách luật.

+ Thơ tự do.

+ Thơ văn xuôi.

2. Yêu cầu về đọc thơ

- Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, hoàn cảnh sáng tác...

- Đọc kĩ văn bản, cảm nhận ý thơ qua từng dòng, từng câu, từng từ, từng hình ảnh, nhịp điệu… 

- Lí giải, đánh giá về nội dung và nghệ thuật 

III. Truyện

1. Khái lược về truyện

a. Đặc trưng của truyện

- Là thể loại văn học phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người nào đó.

- Thường có cốt truyện.

- Nhân vật.

- Nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động gắn với hoàn cảnh.

- Phạm vi miêu tả không bị hạn chế bởi thời gian và không gian.

- Ngôn ngữ linh hoạt gần với đời sống.

b. Phân loại truyện

- Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,..

- Văn học trung đại: có truyện viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

- Văn học hiện đại: có truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.

2. Yêu cầu đọc truyện

- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác…

- Phân tích diễn biến cốt truyện.

- Phân tích nhân vật: ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ…

- Xác định vấn đề của truyện đặt ra, ý nghĩa tư tưởng, giá trị của truyện trên các phương diện: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ.

(387) 1289 29/07/2022