Soạn Viết bài làm văn số 5 – Nghị luận văn học siêu ngắn

Soạn bài Viết bài làm văn số 5 – Nghị luận văn học bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(384) 1281 29/07/2022

Đề 1:

MB:

- Giới thiệu câu nói: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”

TB:

* Giải thích: Ý của người xưa muốn khuyên đàn bà, con gái không nên học đọc (chớ kể) Truyện Kiều, không được bắt chước Kiều vì cho rằng nàng là người con gái không phú hợp với chuẩn mực, đạo đức của lễ giáo phong kiến

* Ý kiến của bản thân:

- Đây là quan điểm sai lầm, bảo thủ, chỉ đánh giá Thúy Kiều một cách phiến diện.

- Thúy Kiều là người con gái đáng thương và đáng trân trọng:

+ Trong tình yêu: chủ động tìm đến tình yêu tự do. Đối với người yêu, nàng tỏ ra đoan trang, đúng mực

+ Trong mối quan hệ với cha mẹ: hiếu thảo, dám hi sinh tình yêu để giữ trọn đạo hiếu.

+ Trong nghịch cảnh: Nàng luôn tìm cách thoát khỏi cuộc sống chốn lầu xanh, tủi nhục

+ Mười lăm năm lưu lạc, khi được đoàn tụ với gia đình, với Kim Trọng, vì tôn trọng tình yêu nên nàng đã đổi tình yêu thành tình bạn tri âm, tri kỉ.

=> Truyện Kiều là một kiệt tác của dân tộc với những giá trị lớn lao, sâu sắc nên chúng ta cần có thái độ đánh giá khách quan và đúng đắn.

KB:

- Khẳng định câu nói trên là quan điểm sai lầm

- Nêu đánh giá chung

Đề 2:

MB:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật Chí Phèo

TB:

* Trước khi đi ở tù

- Người nông dân lương thiện: con người lao động nghèo khổ đáng thương, hiền lành, có ước mơ giản đơn như bao người nông dân hiền lành lương thiện khác.

- Khi bóp chân cho bà Ba:

=> Con người luôn ý thức được nhân phẩm, có lòng tự trọng và nhẫn nhịn trong thân phận tôi đòi, đáng thương.

* Khi ở tù về: Tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính

* Mối quan hệ giữa bá Kiến - Chí Phèo.

- Hoàn toàn thay đổi cả về ngoại hình lẫn nhân tính.

-> Chí đã bị vứt bên lề cuộc sống.

- Chí Phèo 3 lần đến nhà bá Kiến, lần nào cũng mang theo hung khí (vỏ chai hoặc con dao).

* Mối quan hệ Thị Nở và Chí Phèo: Là quan hệ trực tiếp thể hiện phần nhân tính chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí.

 - Sự xuất hiện của Thị Nở có một ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện số phận, tính cách nhân vật Chí.

* Việc gặp Thị Nở như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí. Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ thú vật trở lại làm người

- Chí có sự thay đổi về tâm lí.

* Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi . Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức” Chí dùng dao đâm chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện => Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

=> Bi kịch của người nông dân trong xã hội xưa

=> Tình cảm của tác giả

=> Nhận định đánh giá của bản thân về nhân vật.

KB

Đề 3:

MB:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

-  Đưa ra vấn đề cần nghị luận

TB:

-  Hoàn cảnh ra đời tác phẩm

- Giới thiệu về nhân vật Huấn Cao

- Giới thiệu nhân vật quản ngục

- Thái độ của Huấn Cao đối với quản ngục:

+ Giai đoạn đầu: Viên quản ngục tỏ ý muốn biệt đã Huấn Cao, Huấn Cao từ chối bằng việc miệt thị: “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”

+ Giai đoạn sau: Huấn Cao cảm nhận được “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục, mặc dù trong hoàn cảnh tù lao bẩn thỉu, tăm tối, Huấn Cao vẫn dành những phút giây cuối đời mình tặng chữ quản ngục và khuyên bảo những lời tâm huyết.

++ Ông đã thể hiện được rõ quan điểm của mình trước những con người biết quý cái đẹp, mong ước thực hiện và thể hiện được cái đẹp chân chính.

++ Lời khuyên với quản ngục: Ở đây lẫn lộn…mất cái đời lương thiện đi -> Lời khuyên khuyến khích con người hướng thiện. Ông có tấm lòng thiên lương trong sáng, biết yêu quý và có những lời khen, khuyên với Viên Quản Ngục.

KB: Nêu cảm nhận chung




 

(384) 1281 29/07/2022