Phân tích tác phẩm Một thời đại trong thi ca

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Một thời đại trong thi ca bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn lớp 11
(369) 1230 29/07/2022

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hoài Thanh

- Giới thiệu tác phẩm Một thời đại trong thi ca

2. Thân bài

a. Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới.

* Khó khăn :

- Tác giả trích dẫn chứng của hai nhà thơ cũ và mới tiêu biểu rồi đi đến chỉ ra sự khó khăn trong việc xác định thơ mới và thơ cũ.

 - Ranh giới giữa thơ mới thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra: “…hôm nay phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ”.

 - Cả thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở: Khốn nỗi cái tầm thường cái lố lăng chẳng phải của riêng thời nào.

=> Bằng những câu văn giả định, với một giọng điệu thân mật, gần gũi, thiết tha, bức xúc mà chân thành, tác giả đã nêu lên được cái khó khăn trong việc xác định thơ mới mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới.

* Nguyên tắc (phương pháp) :

+ Căn cứ vào cái tiêu biểu:  phải sánh bài hay với bài hay: vì chỉ có bài hay mới toát lên được tinh thần của thơ ca đích thực.

+ Căn cứ vào cái “đại thể: phải nhìn vào đại thể để đánh giá khách quan, toàn diện, tránh cái nhìn vụn vặt, phiến diện

+  Phải so sánh với thơ cũ để thấy được sự khác biệt, từ đó mới xác lập cái cốt lõi của tinh thần thơ mới.

=> Tác giả sử dụng nghệ thuật lập luận quy nạp, theo logic chặt chẽ (đưa ra dẫn chứng và giả định - đi đến kết luận thuyết phục).

=> Lập luận chặt chẽ, thể hiện cái nhìn biện chứng, khách quan, khoa học của tác giả về một vấn đề văn học mới mẻ và phức tạp

b. Tinh thần thơ mới:

- Nhận định táo bạo về thơ cũ và thơ mới:

+ Thơ cũ chính là “cái ta” ( ngày trước là thời chữ ta)

+ Thơ mới chính là “cái tôi” (bây giờ là thời chữ tôi)

- Tinh thần thơ mới : Chữ tôi. Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó.

Nhận xét:

+ Thơ cũ là tiếng nói của cái ta, gắn liền với đoàn thể, cộng đồng, dân tộc. Thơ mới là tiếng nói của cái Tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cái riêng, cái cá nhân, cá thể.

+ Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu được kết hợp chặt chẽ với cái nhìn biện chứng, lịch sử, nhiều chiều :

- Đặt cái tôi trong mối quan hệ đối chiếu với cái ta.

- Đặt cái tôi trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thanh niên đương thời để phân tích, đánh giá.

=> Chính vì đề cao giải phóng cái tôi nên thơ mới có sự xuất hiện của nhiều phong cách nghệ thuật riêng biệt, làm nên sự phong phú của cả nền thơ.

c. Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.

* Hành trình vận động của cái tôi thơ mới:

- Ban đầu:  Nó thực bỡ ngỡ, như lạc loài nơi đất khách =>khó chịu, ác cảm

- Sau này: Nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá !=> quen dần và thương cảm.

=> Đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để xem xét. Giọng điệu giàu cảm xúc.

* Bi kịch cái tôi thơ mới:

- Cái tôi đáng thương và đáng tội nghiệp vì :

+ Mất cốt cách hiên ngang thưở trước: không có khí phách ngang tàng như Lí Bạch,  không có lòng tự trọng khinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ (Rên rỉ, khổ sở, thảm hại).

+ Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại nhưng lại rơi vào bi kịch: “càng đi sâu càng lạnh”.

=> Cách trình bày Có tính khái quát cao (về sự bế tắc của cái tôi thơ mới và phong cách riêng của từng nhà văn), lập luận logic, chặt chẽ nhưng cách diễn đạt lại giàu cảm xúc và có tính hình tượng.

- Nguyên nhân: Hoàn cảnh lịch sử:

+ Bi kịch của người thanh niên thời ấy : Cô đơn, buồn chán, tìm cách thoát li thực tại vì thiếu lòng tin vào thực tại nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc. (Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản của thơ mới). Đó là nỗi niềm của người thanh niên mất nước, không có điểm tựa, niềm tin trong cuộc đời.

+  Mỗi nhà thơ lại có một phong cách nghệ thuật với cái tôi độc đáo, hấp dẫn.

(Tư liệu: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhước Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoan như Xuân Diệu” ( Hoài Thanh)

* Con đường giải quyết bi kịch :

- Họ gửi cả vào tiếng Việt.

- Bởi vì :

+ Tiếng Việt là văn hóa, tiếng nói của dân tộc Việt Nam: là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua.

+ Họ tin vào các giá trị vĩnh hằng trong cội nguồn dân tộc: thể thơ, ngôn ngữ (vì họ cần tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai).

- Nhận xét: Các nhà thơ mới, thế hệ thanh niên thời ấy đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín. Tất cả tình yêu thương ấy được họ dồn cả vào tình yêu tiếng Việt. Bởi họ tin rằng : Truyện Kiều còn, tiếng ta còn ; tiếng ta còn, nước ta còn.

3. Kết bài

- Khái quát vấn đề

(369) 1230 29/07/2022