Phân tích tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn lớp 12
(367) 1224 29/07/2022

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Phan Bội Châu

- Giới thiệu chung về tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

2. Thân bài

a. Hai câu đề: Quan niệm mới về chí làm trai

“Sinh vi nam tử yếu hi kì”

- Làm trai phải mong có sự lạ “hi kì”: phải có lí tưởng sống, lẽ sống lớn lao, cao đẹp, dám mưu đồ những việc phi thường hiển hách. Không chấp nhận sự nhợt nhạt, tầm thường.

“Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”

- Không để trời đất tự xoay vần cuộc đời mình, con người phải tự tạo ra cuộc đời, thời thế của mình, giành lấy thế chủ động để tự quyết định số phận của mình. Giọng điệu tự tin, táo bạo của một con người khẩu khí

=> Tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của mình => Tuyên ngôn về chí làm trai.

b. Hai câu thực: Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc

“Ư bách niên trung tu hữu ngã”

- “Bách niên”: trăm năm là khoảng thời gian ước lệ nói về cuộc đời của mỗi con người, cũng có ý chỉ thế kỉ nhiều biến động.

- “Tu hữu ngã”: phải có ta. Tác giả tự xưng bản thân mình là “ta” một cách ngạo nghễ.

=> Ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập với sự tự cao cá nhân.

“Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy”

- “Cánh vô thùy” (há không ai): câu hỏi hướng đến thế hệ tiếp nối sau này, đặc biệt là thế hệ thanh niên đang mang tâm lí hoang mang, bế tắc. Phan Bội Châu là người sớm giác ngộ cách mạng, người yêu nước điển hình, ông có đủ dung khí để đi theo con đường mình đã chọn. Ông lo lắng không biết thế hệ sau có nhận thức được như mình hay không?

=> Câu thơ mang mục đích tuyên truyền, cổ vũ cách mạng.

c. Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước

“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế”

- Tác giả nhận thức về thực trạng của đất nước “giang sơn tử hĩ” (non sông đã chết), đất nước đã chết, rơi vào tay kẻ khác, chỉ còn là “cái xác không hồn”

=> Tác gỉa trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình “sinh đồ nhuế” (sống thêm nhục). Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước.

Liên hệ: Quan niệm về lẽ nhục vinh trong văn học trung đại

Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã viết: “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; còn hơn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”

=> Phan Bội Châu thể hiện thái độ không cam chịu khi nhận thức được nỗi nhục mất nước:

“Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”

- Phan Bội Châu phủ nhận nền học vấn nho học, nhận ra con đường khoa cử là vô ích. Người cách mạng cảm nhận sự tồn vong của mình trong mối quan hệ trực tiếp với sự tồn vong của dân tộc => hành động cởi mở, luôn tiếp thu những tư tưởng mới mẻ, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đối lập với quan điểm cứu nước trì trệ, lạc hậu của các nhà Nho đương thời.

Liên hệ: Nguyễn Khuyến cũng từng đặt câu hỏi “Sách vở ích gì thời buổi ấy”

d. Hai câu kết: Khát vọng hành động, tư thế buổi lên đường

         “Nguyện trục trường phong Đông hải khứ

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”

- Tác giả dựng bối cảnh kì vĩ, hiện lên qua hình ảnh thơ “trường phong” (ngọn gió dài), “thiên trùng bạch lãng” (ngàn đợt sóng bạc)

=> Từ hình ảnh đó làm nổi bật lên tư thế của con người đầy lẫm liệt, oai phong “nhất tề phi” (cùng bay lên), một tư thế của con người đang vượt lên hiện thực đầy tăm tối của thời cuộc, tư thế sánh ngang vũ trụ của con người.

=> Thể hiện khát vọng hành động: ra đi tìm đường cứu nước

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

(367) 1224 29/07/2022