Phân tích tác phẩm Lai Tân
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh
- Giới thiệu tác phẩm Lai Tân
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Trong cảnh tù đày, Hồ Chí Minh đã chứng kiến bao sự thật về xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. Lai Tân là nơi người đã đi qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây.
- Bài thơ thứ 97 trong tập Nhật kí trong tù
* Phần 1: Thực trạng thối nát của chính quyền ở Lai Tân
Phiên âm:
Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Dịch thơ:
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
- Ban trưởng nhà lao: kẻ có chức vụ cao nhất ở nhà tù Lai Tân mà lại chuyên đánh bạc, trong khi pháp luật nghiêm cấm cờ bạc, ai đánh bạc sẽ bị bắt bỏ tù
- Cảnh sát trưởng: kẻ thực thi pháp luật lại ăn bẩn (kiếm ăn quanh) bằng tiền móc túi phạm nhân.
- Huyện trưởng: là quan đứng đầu bộ máy cai trị ở Lai Tân nhưng đêm đêm hắn chong đèn làm công việc… hút thuốc phiện, hưởng lạc.
- Tác giả sử dụng các từ ngữ “chuyên”, “kiếm ăn”. “làm công việc” để tố cáo bản chất thật của chính quyền Tưởng giới Thạch, với thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích. Ba nhân vật đều đại diện cho chính quyền, luật pháp mà lại đều phạm pháp.
* Phần 2: Thái độ của tác giả
Phiên âm:
Lai Tân y cực thái bình thiên
Dịch thơ:
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình
- Theo mạch tự sự thì câu thơ cuối mang nội dung phê phán nhưng tác giả kết luận ngược.Thối nát như vậy thì "thái bình" sao nổi?
- Nghệ thuật: "Y cựu" đối với "Lai Tân". Lai Tân mà vẫn như xưa. Nghĩa là cái thối nát thành nề nếp không đổi.
=>Tiếng cười mỉa mai chua chát toát ra từ cách nói ngược và nghệ thuật chơi chữ ấy.
=> Hay đây là lời nhận xét bao biện của bọn chúng. Tiêu cực thì có nhưng cuộc sống vẫn yên ổn, đất nước thì "vẫn thái bình, thịnh trị". Lời ngụy biện mị dân ấy thật là tội lỗi quá lớn. Cái vỏ bề ngoài bình yên nhưng bên trong rường cột bị đục khoét rỗng cả rồi. Cái trời đất Lai Tân này sắp sụp đổ.
3. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm