Soạn Bài ca ngất ngưởng siêu ngắn
Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Trong bài, từ ngất ngưởng được sử dụng 5 lần:
- Trong nhan đề: chỉ phong cách sống độc đáo, cá tính, bản lĩnh, không chấp nhận khắc kỉ phục lễ mà vượt ra ngoài sự trói buộc của lễ giáo.
- Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng: tài năng, bản lĩnh trong lĩnh vực quân sự.
- Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: cách nghỉ hưu và thú vui chơi khác thường của một người về hưu trong danh dự sau khi đã làm nhiều việc có ích cho nhân dân.
- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: thần tiên cũng khoan dung, chấp nhận và thấy thú vị trước phong cách sống độc đáo, khác lạ của ông.
- Trong triều ai ngất ngưởng như ông: sự trung thực, thẳng thắn, bản lĩnh, quyết không khom lưng uốn gối trước quyền thế hay vật chất khi làm quan trong triều.
Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, ông mang trong mình hoài bão vì nước vì dân, ý chí lớn lao.
- Phò vua giúp nước, xứng đáng là trang nam nhi, trả nợ công danh ở đời.
=> Điều quan trọng là trong môi trường trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội và giữ được cá tính riêng.
Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Ông cho rằng mình ngất ngưởng là vì ông tự ý thức được tài năng, bản lĩnh, phẩm chất và nhân cách hơn người, hơn đời của mình.
- Nguyễn Công Trứ tự đánh giá công đức, sự nghiệp của mình ngang hàng với những danh tướng đời Hán và tự hào về tấm lòng trung quân ái quốc của mình.
- Câu cuối: thể hiện sự đắc ý và sảng khoái nhất về cái tôi ngông độc đáo của mình (Trong triều ai ngất ngưởng như ông).
Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nét tự do của hát nói:
- Có sự tự do về vần, nhịp.
- Tự do về số câu, số chữ.
=> Giúp người viết thể hiện được cá tính tự do và cảm xúc phóng túng, mãnh liệt.