Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Hướng dẫn soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận giúp các em học sinh chuẩn bị bài tốt nhất trước khi tới lớp, đồng thời biết vận dụng riêng lẻ hay kết hợp các thao tác lập luận khi làm các đề ngữ văn lớp 12 thật tốt.
Không chỉ đơn thuần cung cấp nội dung soạn bài, Đọc tài liệu còn tổng hợp cho các em học sinh các cách soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận ngắn gọn nhất tới chi tiết, đầy đủ để các em có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mỗi chương trình học riêng của mình.
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận ngắn gọn nhất
Gợi ý trả lời câu hỏi soạn luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận siêu ngắn trang 174, 175, 176 SGK Ngữ văn 12 tập 1.
I. Luyện tập trên lớp
Câu 1 trang 174 SGK Ngữ ván 12 tập 1
Hãy nhắc lại các thao tác lập luận đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác.
Trả lời:
Các thao tác lập luận đã học là chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.
Đặc trưng cơ bản:
– Chứng minh là dùng dẫn chứng để làm cho người ta tin.
– Giải thích là dùng lí lẽ để làm cho người ta biết.
– Phân tích là tách nhỏ thành nhiều bộ phận, chi tiết để làm cho người ta hiểu biết một cách cặn kẽ, thấu đáo.
– So sánh là làm cho người ta nhận rõ giá trị của sự vật, hiện tượng, tư tưởng bằng cách đối chiếu với một sự vật, hiện tượng, tư tưởng khác.
– Bác bỏ là nhằm phủ nhận.
– Bình luận là thuyết phục người khác nghe theo sự đánh giá và bàn bạc của người viết, người nói.
Câu 2 trang 174 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Trong đoạn trích dưới đây (SGK), tác giả đã vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào?
Trả lời:
Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng thao tác chứng minh là chủ yếu. Bằng thực tế lịch sử hơn 80 năm đô hộ nước ta, tác giả chứng minh bọn thực dân Pháp đã phản bội chà đạp lên bằng những thành tựu về tư tưởng và văn minh nhân loại: độc lập, tự do, bình đẳng.
Câu 3 trang 175 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Viết một bài văn nghị luận (vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau) bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hóa - tinh thần của con người.
Gợi ý trả lời:
Lựa chọn đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động giảm thiểu tai nạn giao thông
a. Mở bài
Nêu lên vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài
- Những hành vi không đúng khi tham gia giao thông (Chứng minh và phân tích).
+ Đi xe hành ngang.
+ Nghe tiếng còi cũng lơ.
+ Đùa nghịch khi tham gia giao thông…
- Suy nghĩ về những biểu hiện trên (Bình luận).
+ Bản thân thấy thế nào về những việc trên?
+ Bản thân tham gia giao thông như thế nào?
+ Thực hiện và chấp hành luật lệ tốt.
- Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông (Chứng minh).
+ Có ý thức chấp hành luật lệ.
+ Vận động mọi người thực hiện.
c. Kết bài
Khái quát lại vấn đề.
II. Luyện tập ở nhà
Câu 1 trang 176 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công nhiều thao tác lập luận khác nhau.
Gợi ý trả lời:
Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng
Với các luận điểm chính:
LĐ1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
LĐ2: Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng Pháp bền bỉ
LĐ3: Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến trong dân gian
LĐ4: Khẳng định tầm vóc, sự vĩ đại trong nhân cách và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu
==> Tác giả vận dụng thuần thục các thao tác: phân tích, so sánh, chứng minh thuần thục, khiến bài viết xúc động, thuyết phục.
Câu 2 trang 176 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Viết bài văn nghị luận ngắn, trong đó vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau để trình bày quan điểm, ý kiến của anh (chị) về:
- Nét đặc sắc mà anh (chị) đã phát hiện từ một bài thơ (thiên truyện, kịch bản văn học)
- Một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận.
- Một nội dung kiến thức ngữ văn cần được tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn.
Trả lời:
Đây là gợi ý cho cách viết bài văn nghị luận về nét đặc sắc phát hiện từ thiên truyện, kịch bản văn học, từ đó các em học sinh sẽ làm thành văn bản nghị luận hoàn thiện cho chủ đề này.
– Giới thiệu được tác phẩm mới đang được công chúng quan tâm
– Tóm tắt được nội dung tác phẩm đó ( nội dung, chủ đề, đặc sắc nghệ thuật)
– Người đọc quan tâm tới vấn đề nào trong tác phẩm
– Nêu quan điểm cá nhân: đồng tình hoặc phản đối
Kết luận: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, phủ định sai lầm cần bác bỏ.
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận chi tiết
Gợi ý trả lời câu hỏi soạn luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận siêu ngắn trang 174, 175, 176 SGK Ngữ văn 12 tập 1.
I. Luyện tập trên lớp
Bài 1 trang 174 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Hãy nhắc lại các thao tác lập luận đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác.
Trả lời:
Có 6 thao tác lập luận đã học trong chương trình
- Chứng minh: dùng dẫn chứng, lí lẽ để người đọc (người nghe) tin một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học.
- Giải thích: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để giúp người đọc (người nghe) hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học.
- Phân tích: chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét giúp ta hiểu cặn kẽ, thấu đáo rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng.
- So sánh: đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng để chỉ ra những nét giống hoặc khác nhau giữa chúng. Từ việc so sánh, đối chiếu ấy, ta thấy được đặc điểm, giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh.
- Bình luận: đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về hiện tượng, vấn đề.
- Bác bỏ: dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ những quan niệm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác để bảo vệ ý kiến đúng đắn.
Bài 2 trang 174 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Trong đoạn trích dưới đây (SGK), tác giả đã vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào?
Trả lời:
Trong đoạn trích, tác giả đã vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
Bình luận về hành động và những chính sách của Pháp lên đất nước Việt Nam: Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Phân tích các khía cạnh, bình diện mà Pháp đã thi hành những chính sách nhằm cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Đó là khía cạnh: về chính trị, về kinh tế
Chững minh: Bác đưa ra hàng loạt những dẫn chứng xác thực vềnhững chính sách về các mặt chính trị, kinh tế mà Pháp đã thực thi trên đất nước ta nhằm đạt được mục đích cuối cùng của chúng.
=> Sự vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài nghị luận giúp cho bài viết đầy sức thuyết phục, giọng điệu trở nên đanh thép và chất văn rất giàu tính luận chiến.
Bài 3 trang 175 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Viết một bài văn nghị luận (vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau) bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hóa - tinh thần của con người.
Gợi ý trả lời:
Giao tiếp là một trong những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống của con người hiện đại. Một con người không thể giao tiếp và mở rộng quan hệ, chỉ biết thu mình lại trong thế giới nhỏ hẹp ở cái vỏ ốc của mình thì không thể nào trở thành người công dân toàn cầu được. Khi tất cả đều hội nhập mà bản thân mình không chịu thay đổi, thì chắc chắn người tụt lại phía sau chắc chắn là mình. Kỹ năng giao tiếp tốt mang tới cho ta nhiều cơ hội. Trước hết là việc làm quen, mở rộng mối quan hệ của bản thân mình. Đừng ngại ngần nói với người đối diện rằng mình muốn trò chuyện nhiều hơn với họ và muốn trở thành bạn với họ. Tôi chắc rằng, ai cũng muốn sẽ có thêm một người bạn mới, làm việc trong một lĩnh vực mới khác với mình. Thế nhưng, điều quan trọng là bạn cần phải bắt chuyện thế nào để người đối diện không thấy bạn là một người thô lỗ, cục cằn. Đó chính là lúc kỹ năng giao tiếp được phát huy lợi thế của nó. Thêm nữa, kỹ năng giao tiếp giúp bạn nâng cao vị thế của mình trong cuộc trò chuyện và tăng khả năng thuyết phục người khác. Một người trò chuyện hài hước sẽ gây được thiện cảm và thu hút hơn so với một người luôn nói mọi thứ sách vở, giáo điều. Vì thế mà, đừng quá chú tâm vào những kiến thức trong sách vở, hãy dành thời gian của bạn cho những hoạt đồng ngoài trời, để học các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. Vì ngoài cuộc đời, những kiến thức sách vở ấy không thể giúp bạn trở nên thu hút hơn đâu. Điều khiến bạn trở nên thu hút hơn chính là những kĩ năng bạn có. Một trong những kĩ năng đó là kĩ năng giao tiếp!
=> Chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng trong đoạn văn trên là:
- Phần in đậm sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
- Phần in nghiêng và gạch chân sử dụng thao tác phân tích.
- Phần in nghiêng sử dụng thao tác chứng minh.
II. Luyện tập ở nhà
Bài 1 trang 176 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công nhiều thao tác lập luận khác nhau.
Gợi ý trả lời:
Học sinh có thể tìm các tác phẩm nghị luận, có thể ở ngay trong Sách giáo khoa Ngữ văn 12, 11...
Ví dụ: Bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh (Ngữ văn 11), Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng (Ngữ văn 12).
Sau khi sưu tầm, học sinh đọc và nghiên cứu bài viết, chỉ ra các thao tác đã được vận dụng trong văn bản. Đánh giá sự thành công và nguyên nhân của những thành công đó.
Cũng có thể sưu tầm các bài nghiên cứu của tác giả khác.
Bài 2 trang 176 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Viết bài văn nghị luận ngắn, trong đó vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau để trình bày quan điểm, ý kiến của anh (chị) về:
- Nét đặc sắc mà anh (chị) đã phát hiện từ một bài thơ (thiên truyện, kịch bản văn học)
- Một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận.
- Một nội dung kiến thức ngữ văn cần được tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn.
Trả lời:
Tham khảo hệ thống các ý chính dưới đây (chủ đề một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận):
- Giới thiệu tác phẩm mới ra đời đang được công chúng quan tâm (muốn biết tác phẩm nào đang được quan tâm, nên theo dõi báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ...)
- Tóm tắt nội dung tác phẩm đó (Tác phẩm viết về đề tài nào? Chủ đề là gì? Đặc sắc nghệ thuật?)
- Dư luận đang quan tâm đến vấn đề gì trong tác phẩm? Các ý kiến khác nhau?
Ví dụ: Với tác phẩm Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, có rất nhiều ý kiến trái ngược. Có người không đồng tình với Trần Đăng Khoa. Cho rằng tác giả đã làm thay đổi một cách không đúng những giá trị đã ổn định trong đời sống văn học. Cũng có người ủng hộ tác giả vì cho rằng, cần thay đổi cách nhìn, cách nghĩ đã quá sáo mòn trong phê bình văn học.
- Nêu ý kiến của anh/ chị (đồng tình hay phản đốì)? Vì sao?
- Kết luận: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, hoặc phủ định những sai lầm trong quan niệm cần bác bỏ.
-/-
// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận do HocOn247 biên soạn gửi tới các em. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 11 bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.