Bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Việt Bắc - Phần 1: Tác giả
(398) 1325 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 100 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Việt Bắc - Phần 1: Tác giả chi tiết nhất.

Đề bài:

Chọn một bài thơ cửa Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích nhất. Phân tích cả bài hoặc một đoạn trong bài thơ đó.

Trả lời bài 1 trang 100 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Việt Bắc - Phần 1: Tác giả lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 100 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.

2. Thân bài:

– Nội dung: Phân tích hình ảnh, cảm xúc của từng câu, từng khổ trong đoạn. Khái quát ý chính của đoạn. So sánh, mở rộng để thấy mới, cái riêng của bài thơ và của tác giả.

– Nghệ thuật (có thể phối hợp với nội dung): Nghệ thuật xây dựng hình ảnh cảm xúc, cách diễn đạt; ngôn ngữ (vần, nhịp, từ ngữ, câu thơ…) thơ… có những đặc điểm gì? Mở rộng so sánh để bình luận.

3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về bài thơ, đoạn thơ.

Ví dụ: Chọn bình giảng đoạn thơ Khi con tu hú (Tố Hữu)

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Phân tích đoạn 4 câu cuối, tham khảo các ý sau để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh:

Cảnh thiên nhiên căng tràn nhựa sống của những ngày hè: với ánh nắng chói chang, tiếng ve, tiếng chim hót ríu rít, trái cây đang độ chín vàng, thơm mát.

=> Khơi dậy trong lòng người chiến sĩ những hồi ức tươi đẹp. Ánh sáng mặt trời chói chang như gọi dậy khao khát sống, khao khát được tự do để hưởng thụ cuộc sống của những người tù giông như ông.

Cái nóng của mùa hè còn làm khơi dậy một ngọn lửa căm thù trong lòng người chiến sĩ: chân muốn đạp tan phòng (phòng giam giữ bẩn thỉu, nóng nực), “ngột làm sao, chết uất thôi” (cảm xúc được bộc lộ một cách trực tiếp: có thể là do cái nóng nực của hè, nhưng có lẽ là do sự tù túng, giam hãm của kẻ thù đối với một con người yêu tự do, tâm hồn phóng khoáng)

Tiếng chim tu hú vừa là mở đầu, vừa là kết thúc bài thơ => tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng khiến cho tiếng chim tu hú cứ vang vọng khắp không gian. Tiếng chim tu hú vừa là âm thanh gọi hè, vừa là âm thanh thể hiện khao khát của con người khi được vượt thoát khỏi nhà giam dể trở về với đồng chí, đồng đội, tiếp tục chiến đấu cho lí tưởng cách mạng.

Tham khảo: Cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú

Cách trả lời 2

- Giới thiệu 6 câu thơ đầu: Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ

- Những dấu hiệu thiên nhiên vào hè:

+ Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người

- Hồi tưởng của tác giả về mùa hè:

+ Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè.

+ Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài

- Khát vọng tự do của tác giả: mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế.

Tham khảo: Cảm nhận 6 câu thơ đầu của bài Khi con tu hú

Cách trả lời 3

Chọn bình giảng đoạn thơ:

Ta về mình có nhớ ta...

... Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

(Việt Bắc - Tố Hữu)

a.  Giới thiệu tác giả, tác phẩm vị trí đoạn trích:

-   Gồm 10 câu tập trung miêu tả vẻ đẹp của Việt Bắc thông qua hình của “hoa và người".

-   Nêu bố cục của đoạn thơ: hai câu đầu là lời mở đoạn, tám câu tiếp nói về những nỗi nhớ cụ thể về Việt Bắc, trong đó đã dựng lên bốn tranh đẹp như một bộ tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc.

b. Bình giảng đoạn thơ:

-   Mở đầu bài thơ, tác giả viết: "Ta về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người": là lời bộc bạch tình cảm nhung nhớ về hoa và người Việt Bắc, sau đó là bức tranh bốn mùa đông, xuân, hạ, thu. Nỗi nhớ  không theo thứ tự của thời gian, không ngừng lặng mà sống mãi trong lòng người về, thời gian trong đoạn là hoài niệm của nhà thơ từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, nó không tuân theo quy luật của thời gian mà tuân theo quy luật của tâm trạng.

-   Bức tranh bốn mùa của "hoa và người" nơi núi rừng Việt Bắc:

+ Mùa đông:

● Nổi bật trên nền núi rừng là màu đỏ tươi của hoa chuối, màu tươi sáng xua tan đi không khí giá lạnh của núi rừng Việt Bắc.

● Màu đỏ tươi của hoa chuối là điểm sáng của núi rừng, của thiên nhiên Việt Bắc thì ánh nắng lạ, lung linh lấp lánh trên con dao người đi rừng lại là chi tiết sống động nhất.

● Hình ảnh con người toả sáng vẻ trong lao động.

+ Mùa xuân:

● Cách dùng từ ngữ gọi tên mùa: “ngày xuân" làm nên sự sống động của thời gian, mùa xuân trong câu thơ như vận động từng ngày, toả sáng vẻ đẹp thông qua gam màu vàng trắng của hoa mơ, làm nên sự trong trẻo của thiên nhiên, của núi rừng Việt Bắc.

● Cùng với thiên nhiên là hình ảnh cô gái Việt Bắc với công việc và động tác đẹp trong lao động. Từ “chuôi" vừa là công việc nhưng vừa thể hiện được sự trân trọng công việc của người lao động niềm đam mê, tình yêu lao động của người con gái Việt Bắc.

+ Mùa hạ:

● Âm thanh mùa hạ làm nên sự chuyển vận của thời gian, cảnh vật có sự phối hợp cả màu sắc và âm thanh.

● Trên nền thiên nhiên đó, xuất hiện hình ảnh gợi cảm, dễ thương của cô gái miền sơn cước: cô gái hái măng.

+ Mùa thu:

● Bức tranh đẹp với ánh trăng trong trẻo, thanh bình.

● Trong cảnh trăng rừng đêm thu đó, ngân lên tiếng hát ân tình của người Việt Bắc. Đó cũng là khúc hát ân tình của nỗi lòng nhà thơ.

c. Mỗi bức tranh trong bài thơ là một vẻ đẹp với hình ảnh, màu sắc, đường nét riêng. Thiên nhiên luôn gắn với người, những người lao động bình dị của miền sơn cước. Hình ảnh và hoạt động của con người làm cho thiên nhiên không hoang vắng mà trở nên sinh động, gần gũi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ.

Tham khảo: Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Việt Bắc - Phần 1: Tác giả tốt hơn trước khi đến lớp.


(398) 1325 04/08/2022