Bài 4 trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 114 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm
(365) 1218 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất.

Đề bài:

Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích.

Trả lời bài 4 trang 114 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 114 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ:

– Sử dụng thể thơ lục bát- thể tơ dân tộc- nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ đi vào lòng người.

– Hình ảnh thân thương, gần gũi với đời sống người dân: nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn, nhớ người mẹ nắng cháy lưng.

– Ngôn ngữ dân tộc: tiêu biểu nhát là cặp đại từ xưng hô mình- ta sáng tạo trong thơ.

– Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình, lúc mãnh mẽ, hùng tráng.

Cách trả lời 2

Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong đoạn trích:

– Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.

– Kết cấu đối đáp trong ca dao, dân ca, giao duyên.

– Hình thức đối đáp: đậm đà phong vị ca dao, dân ca, chủ âm mà ngọt ngào, tha thiết.

– Giọng điệu tâm tình, ngọt ngài, quyến luyến của bài thơ.

Cách trả lời 3

Tính dân tộc của bài thơ và đoạn thơ thể hiện ở các khía cạnh:

-   Thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thông của dân tộc được sử dụng nhuần nhị, uyển chuyển và sáng tạo.

-   Sử dụng kết cấu đối đáp thường gặp trong dân ca: tiêu biểu là cặp đại từ xưng hô ta - mình được dùng rất sáng tạo trong bài thơ.

-    Các hình ảnh quen thuộc, đại chúng theo lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu, mình về mình có nhớ ta.

-   Biện pháp so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.

-   Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc khi nhẹ nhàng, thơ mộng; khi đằm thắm ân tình, khi mạnh mẽ, hùng tráng.

Cách trả lời 4

- Tính trữ tình – chính trị: “Văn bản” là khúc hát ân tình, thủy chung của những người cách mạng về lãnh tụ, về Đảng và cuộc kháng chiến.

- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết.

- Nghệ thuật bài thơ giàu tính dân tộc:

+ Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và biện pháp so sánh ẩn dụ quen thuộc của ca dao.

+ Thể thơ dân tộc: Thể thơ lục bát được Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển và sáng tạo.

+ Hình ảnh dân tộc: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; Nhớ người mẹ nắng cháy lưng...

+ Lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu; Mình về mình có nhớ ta...

+ Ngôn ngữ dân tộc: Tiêu biểu là cặp đại từ xưng hô ta - mình dùng rất sáng tạo trong bài thơ.

+ Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình; khi mạnh mẽ, hùng tráng.

Tham khảo: Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm tốt hơn trước khi đến lớp.


(365) 1218 04/08/2022