Bài 1 trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất.
Đề bài:
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Trả lời bài 1 trang 114 SGK văn 12 tập 1
Để soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 114 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:
Cách trả lời 1
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 7/ 1954 hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết, Hòa Bình lặp lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Tháng 10/ 1954, những cán bộ kháng chiến từ khu căn cứ Việt Bắc trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và chính phủ về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử trọng đại ấy, Tố Hữu sáng tác bài Việt Bắc.
Sắc thái tâm trạng: nỗi nhớ da diết, mênh mang, một hoài niệm tha thiết, sâu nặng về những ngày tháng vừa qua trong kháng chiến và cách mạng. Nỗi nhớ da diết mênh mang của nhà thơ ở đây là nỗi nhớ về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nỗi nhớ con người, cuộc sống Việt Bắc và những kỉ niệm khó quên về cuộc kháng chiến gian khổ, hào hùng ở nơi đây.
Lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Theo lối đối đáp của ca dao, dao duyên: lời hỏi là lời người ở lại, lời đối đáp là người ra đi.
Cách trả lời 2
a. Hoàn cảnh sáng tác
Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến gian khổ, trường kì. Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cái bộ và chiến sĩ cách mạng.
b. Sắc thái tâm trạng của bài thơ
Tâm trạng bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn lưu luyến của nhân vật trữ tình trong cuộc chia tay.
c. Lối đối đáp: Hai nhân vật đều xưng - gọi là "mình" và "ta" là thủ pháp khơi gợi, bộc lộ tâm trạng, tạo ra sự đồng vọng, là sự phân thân của cái tôi trữ tình.
Cách trả lời 3
– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
+ Sáng tác tháng 10/ 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Các chiến sĩ rời chiến khi về thủ đô, từ đó thấy được tình cảm lưu luyến của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này.
– Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình:
+ Tâm trạng thể hiện qua lời đối đáp.
+ Lưu luyến, bịn rịn giữa người đi- kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm của ước vọng và tin tưởng.
+ Lối đối đáp: kết cấu quen thuộc trong ca dao, cách xưng hô mình – ta thể hiện tình cảm sự hô ứng.
Cách trả lời 4
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 10 – 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan chiến dịch Điện Biên phủ của Pháp. Các chiến sĩ nhanh chóng về xuôi để bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng. Trước sự kiện quan trọng cùng với cuộc chia tay nhân dân Việt Bắc bịn rịn quyến luyến Tố Hữu đã viết bài thơ này.
- Sắc thái tâm trạng và lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Trạng thái bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn, lưu luyến khi chia tay.
+ Người ở lại lên tiếng trước và gợi nhắc về những kỉ niệm gắn bó suốt 15 năm. “Mình về mình có nhớ ta.
+ Khi ra đi tâm trạng của nhân vật trữ tình có chút lưu luyến, giữa người đi và kẻ ở, tình cảm đó thể hiện sự gắn bó lâu năm, gắn bó da diết, không có cách nào có thể ngăn cản nguồn cảm hứng đó của dân tộc.
+ Lối đối đáp gần gũi xưng hô mình- ta.
Tham khảo: Kiến thức cơ bản bài Việt Bắc - Tố Hữu
-/-
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Việt Bắc - Phần 2: Tác phẩm tốt hơn trước khi đến lớp.