Bài 1 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 169 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bác ơi - Tố Hữu
(364) 1212 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 169 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Bác ơi - Tố Hữu chi tiết nhất.

Đề bài:

Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời đã được diễn tả như thế nào trong bốn khổ thơ đầu?

Trả lời bài 1 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Để soạn bài Bác ơi - Tố Hữu lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 169 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Bốn câu thơ đầu: nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời:

– Lòng người:

+ Xót xa, đau đớn: chạy về,lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác.

+ Bàng hoàng không tin vào sự thật: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi”.

– Cảnh vật:

+ Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác.

+ Thừa thãi, cô đơn, không còn bóng dáng Người.

+ Không gian thiên nhiên và con người như có người đồng điệu “Đời tuôn nước mắt / trời tuôn mưa” → cũng khóc thương trước sự ra đi của Bác.

Cách trả lời 2

Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả qua những cảm nhận của con người và trong cả cảnh vật ở nhà Bác:

Cảm nhận của con người

- Đó là sự xót xa, đau đớn qua hành động được thực hiện trong vô thức: chạy về thăm Bác, lần theo lối sỏi quen, đứng dưới thang nhìn lên trên căn nhà sàn của Bác. Trước kia, khi Bác làm việc, rèm sẽ được vén lên và ánh đèn phòng Bác sẽ sáng đến tận khuya nhưng giờ thì ánh đền ấy không còn nữa. Căn phòng của Bác cũng lặng thinh, không còn bóng dáng của Người.

- Sự ngỡ ngàng đến bàng hoàng và không tin vào sự thật rằng Bác đã mất: "Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!". Câu nói bật thốt ra từ sâu thẳm trong tâm hồn. Khi nỗi đau quá lớn, con người thương rơi vào trạng thái mơ hồ, không chấp nhận sự thật như một cách để tự bảo vệ mình. Tác giả cũng thế. Ông thẫn thờ, ngơ ngẩn đứng dưới sân nhà để tìm kiếm bóng hình quen thuộc của vị cha già, nhưng tất cả đều không còn tồn tại nữa.

Cảnh vật

- Hoang vắng, lạnh lẽ, cô đơn: ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa; phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn,...

- Cảnh vật xinh đẹp, đầy màu sắc và căng tràn nhựa sống trong khu vườn quanh nhà Bác dường như trở nên thừa thãi, cô đơn, vì không ai chắm sóc, cũng không có ai thưởng thức vẻ đẹp, nâng niu chúng nữa: Trái bưởi kia vàng ngọt với ai; thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài, quanh mặt hồ in mây trắng bay....

Cảnh vật và con người dường như có sự đồng điệu "Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...". Cả con người và cảnh vật đều khóc thương trước sự ra đi của Bác. Nỗi đau đớn, xót xa, mất mát như bao trùm lên cả thiên nhiên, đất trời và cả lòng người.

Cách trả lời 3

-  Nỗi đau lớn của đất nước, vũ trụ, cỏ cây và con người hòa làm một với nhau trước sự ra đi của Bác:

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa

-  Nỗi đau được thể hiện qua cảnh vật quen thuộc:

+ Lối ngõ và trong nhà “ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa", “lối sỏi “thang gác", “chuông nhỏ", “Phòng lạnh rèm buông, tắt ánh đèn..."

+ Ngoài vườn: trái bưởi, hoa nhài, mặt hồ...

=> Mọi vật xung quanh trở nên hoang vắng lạnh lẽo, ngơ ngác hệt như lấy mất linh hồn.

Bác đã đi rồi sao Bác ơi?: Tang tóc quá lớn gần như không thật, không thể tin được.

-   Nỗi đau lớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả: những câu hỏi tu từ, câu cảm thán liên tiếp dùng để khóc thương, bày tỏ niềm thương xót của nhà thơ, cũng là nỗi đau của triệu người...

Cách trả lời 4

Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả qua bốn khổ thơ đầu.

– Sự đau thương mất mát khiến vũ trụ, con người, cỏ cây hòa làm một với nhau trước sự ra đi của Bác:

+ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.

+ Ứớt lạnh vườn rau, phòng lạnh rèm buông, tắt ánh đèn.

+ Ngoài vườn hoa nhài, trái bưởi, mặt hồ… buồn bã.

+ Sự đau xót tới não lòng gần như không thể tin được “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?”.

→ Cảnh vật, con người trở nên mất hồn, lạnh lẽo, ngỡ ngàng đến đau xót cực độ trước sự ra đi của Bác.

– Nỗi đau đớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả.

+ Câu hỏi tu từ, câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp niềm xót thương của nhà thơ, là nỗi đau của triệu người.

Tham khảo thêm: Nỗi đau xót tiếc thương Bác trong bài Bác ơi!

***

Bài 1 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bác ơi - Tố Hữu nhé.


(364) 1212 04/08/2022