Bài 4 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 126 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi
(396) 1321 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 126 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi chi tiết nhất.

Đề bài:

Những suy tư và cảm nhận cửa Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối của bài thơ (từ “Ôi những cánh đồng quê chảy máu đến hết bài)?

Trả lời bài 4 trang 126 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 126 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Những suy tư và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối của bài thơ:

* Hình ảnh đất nước của đau thương:

– Cánh đồng quê – chảy máu

– Dây thép gai – đâm nát trời chiều.

– Bát cơm chan đầy nước mắt

– Đứa đè cổ – đứa lột da.

→ Đất nước trong những năm chiến tranh: tủi nhục, đau thương…

* Đất nước của những con người anh hùng, dũng cảm, bất diệt:

– Ngời lên nét mặt quê hương.

– Bật lên những tiếng căm hờn.

→ Quyết liệt, dữ dội.

– Nghệ thuật đối lập:

+ Xiềng xích >

+ Súng đạn >

=> Khẳng định sức mạnh tinh thần, tâm hồn người Việt Nam.

– Bốn câu thơ cuối: Hình ảnh đất nước Việt Nam từ bùn đen, bom đạn, khổ đau đứng lên với một vẻ đẹp rực rỡ, chói lọi.

+ Cách ngắt nhịp dồn dập, đều đặn tạo nên một âm hưởng hùng tráng.

+ Thể thơ sáu chữ cân đối.

+ Bút pháp nhân hóa kết hợp với việc sử dụng linh hoạt trong việc sử dụng thành ngữ “tức nước vỡ bờ”.

→ Tạo nên một vẻ đẹp hùng tráng về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Cách trả lời 2

Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận và suy tư như thế nào về quê hương đất nước trong phần 2.

a. Đất nước đau thương

– Nhà thơ nêu lên tội ác của giặc bằng những hình ảnh giàu tính khái quát như đồng quê chảy máu, bát cơm chan đầy nước mắt…

– Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa cánh đồng quê chảy máu đã tố cáo tội ác của giặc.

– Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.

–> Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.

b. Đất nước quật khởi huy hoàng

– Nghệ thuật đối có sức gợi cảm mạnh mẽ, một bên là sự tàn bạo của quân xâm lược, một bên là quyền sống chính đáng của nhân dân ta.

– Tất cả những hình ảnh trên kết hợp lại thành một biểu tượng của đất nước.

– Những câu thơ cuối lấy chất liệu hiện thực từ trận đánh Điện Biên Phủ.

–> Khổ thơ là một sự khám phá về chủ nghĩa anh hùng của đất nước, từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương quật khởi chiến thắng vang dội.

Cách trả lời 3

- Đất nước đau thương trong chiến tranh:

+ Đất nước chìm trong máu và nước mắt: những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt…đứa đè cổ đứa lột da.

+ Đất nước bật lên nỗi căm hờn: từ những năm đau thương chiến đấu…căm hờn.

- Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi:

+ Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu, Xiềng xích chúng bay không khóa được….lòng dân ta yêu nước thương nhà.

+ Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: Ôm đất nước những người áo vải/Đã đứng lên thành những anh hùng, Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.

Cách trả lời 4

* Đất nước đau thương

Những câu thơ còn lại của bài thơ diễn tả tội ác của giặc và nói lên cảm hứng tự hào về thế phản công, những chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến.

Hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình: cánh đồng quê, bầu trời chiều tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên ả. Nhưng tất cả đã bị phá nát kể từ khi xuât hiện kẻ thù xâm lược. Hình ảnh ẩn dụ “cánh đồng quê chảy máu”, “trời chiều”  bị “đâm nát” gợi nỗi đau xót xa về một đất nước đau thương, rách xé trong chiến tranh.
Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.

Lối nói cường điệu (bát cơm chan đầy nước mắt), hàng loạt động từ chỉ hành động áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân phong kiến (giằng, đè, lột). Đoạn thơ chất chứa căm thù, là bản cáo trạng đanh thép vạch trần tội ác kẻ thù.

==> Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.

* Đất nước quật khởi huy hoàng

Khổ thơ kết thúc là những hình ảnh có thực về những người dân từ bùn đất đứng lên nhưng đồng thời cũng là sự khái quát về tương lai tươi sáng của dân tộc. Đoạn thơ không chỉ thuyết phục người đọc về ý mà còn gây nên những ấn tượng mạnh nhờ những hình ảnh thực tế nhưng lại giàu chất so sánh, tượng trưng.

Nghệ thuật đối có sức gợi cảm mạnh mẽ, một bên là sự tàn bạo của quân xâm lược, một bên là quyền sống chính đáng của nhân dân ta.

Tất cả những hình ảnh trên kết hợp lại thành một biểu tượng của đất nước.

Những câu thơ cuối lấy chất liệu hiện thực từ trận đánh Điện Biên Phủ.

==> Khổ thơ là một sự khám phá về chủ nghĩa anh hùng của đất nước, từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương quật khởi chiến thắng vang dội.

Tham khảo thêm: Phân tích bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi tốt hơn trước khi đến lớp.


(396) 1321 04/08/2022