Bài 3 trang 159 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 159 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
(397) 1324 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 159 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận chi tiết nhất.

Đề bài:

Viết một bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ” do Câu lạc bộ Văn học của nhà trường tổ chức.

Trả lời bài 3 trang 159 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 159 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Gợi ý:

HS đọc kỹ hướng dẫn trong SGK, tham khảo đoạn văn viết về Thạch Lam (Nguyễn Tuân viết) để lập dàn ý cho bài viết ngắn.

Có thể theo dàn ý sau:

- Nhà văn mà anh/ chị hâm mộ là ai? Tên, tuổi, quê quán, thời đại, những tác phẩm chính?...

- Vì sao anh/ chị lại hâm mộ nhà văn này? (Cống hiến lớn hay phong cách độc đáo như thế nào?)...

- Ước muốn, nguyện vọng của anh/ chị đối với nhà văn mà mình ngưỡng mộ (HS đọc và tóm tắt những kiến thức trong mục Ghi nhớ trong SGK).

Cách trả lời 1

Giới thiệu về tác giả Nam Cao

Có lẽ như chúng ta đã biết trong nền văn học Việt Nam hiện đại, người mà để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc nhất đó là nhà văn Nam Cao. Ông là một nhà văn lớn của dân tộc, nếu chiến tranh không cướp đi sinh mạng ông thì chắc hẳn ông đã ngày càng mang nhiều vẻ vang cho nền văn học của dân tộc. Chính vì thế mà tôi hâm mộ Nam Cao bởi những quan niệm sống và viết về những con người nông dân dưới xã hội cũ một cách tinh tế và nặng lòng.

Nam Cao (1915 – 1951) là bút danh của nhà văn – nhà báo – liệt sĩ Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại Hà Nam (cách thành phố Nam Định chừng hơn 10 km). Học xong thành chung, Nam Cao bôn ba nhiều nơi, nhưng bệnh tật đẩy ông về quê. Từ đó, Nam Cao sống chật vật bằng nghề dạy học và viết văn. Năm 1943, ông vào Hội Văn hoá cứu quốc. Tham gia Tổng khởi nghĩa ở quê hương, ông được cử làm chủ tịch xã. Sau Cách mạng, với tư cách phóng viên – Nam Cao có mặt trong đoàn quân Nam tiến, rồi lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ. Cuối tháng 11 năm 1951, trên đường đi công tác vào vùng địch tạm chiếm, Nam Cao anh dũng hi sinh tại làng Vũ Đại, huyện Gia Viễn, Ninh Bình.Ông là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực (1940 – 1945), là người đi tiên phong trong việc xây dựng nền văn học mới, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( 1996 ).

Nhìn bề ngoài con người ông, ông là một người ít nói, lạnh lùng nhưng trong thâm tâm ông thì đang sôi sục xung đột gay gắt giữa lòng nhân đạo và thói ích kỷ, giữa tinh thần dũng cảm và thái độ hèn nhát, giữa tính chân thực với sự giả dối, giữa khát vọng cao cả với mong muốn tầm thường. Những điều này được thể hiện rất rõ trên những trang viết của ông. Ông sống ân tình với người nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt. Ông cho rằng: “không có tình thương thì không xứng đáng được gọi là Người”. Vì thế khi viết về đề tài những con người nông dân nghèo khổ bị áp bức bóc lột, ngòi bút Nam Cao lúc nào cũng tràn đầy niềm xót thương, cảm thông…Từ những việc nhỏ nhặt hằng ngày mà ông đã nêu lên được vấn đề lớn của xã hội và nhiều bài học triết lí sâu sắc khiến người đời nể phục.

Trước cách mạng trong truyện ngắn “ Trăng sáng” ông từng viết: “ Nghệ thuật chỉ là tiếng đau khổ kia cất lên từ kiếp lầm than”. Vậy là từ rất sớm ông đã ý thức được rõ vai trò của người cầm bút là phải bám sát vào cuộc sống hiện thực của nhân dân để phản ánh và đồng cảm với nhân dân trong xã hội. Trong đó, đặc biệt là tác phẩm “Chí Phèo” xứng đáng là kiệt tác. Viết về đề tài này, ông khắc họa bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam xơ xác , bần cùng trong khoảng thời gian 1940 -1945. Ông quan tâm tới tình trạng nghèo đói và quá trình một bộ phận thấp cổ bé họng bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Càng hiền lành họ càng bị chà đạp phũ phàng. Viết về những con người nông dân, Nam Cao kết án đanh thép xã hội thực dân phong kiến đã huỷ hoại nhân hình, sói mòn nhân tính của những con người lương thiện. Không “bôi nhọ” nông dân, ông đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện, khẳng định nhiều phẩm chất cao cả của những người bị xã hội dập vùi.

Như vậy xuất phát từ những quan điểm ấy nguồn bút của Nam cao theo sát đời sống khổ ải, bần cùng của người nông dân đương thời. Khi chúng ta đọc lại những trang của ông, ta vẫn bị ám ảnh nặng nề bởi cái khổ cực khốn cùng nhất là viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945. Dường như cái đói giống như một bệnh lây lan với tốc độ nhanh và khủng khiếp trên những trang viết của ông. Chắc hẳn rằng người đọc hôm nay đã có lúc sợ hãi. Sợ hãi bởi phải đối mặt với những cái đau khổ, rùng rợn. Tôi nghĩ là khi viết những truyện ngắn ấy ông đã sống và cảm nhận đời sống bằng máu thịt để mỗi nhịp tim nhà văn rung lên bắt nhịp cho những cảm xúc vô bờ bến. Tất cả những cái đói, lời chửa rủa trách móc, tiếng khóc thảm thương, sự bế tắc,…Nam cao đã mang cả tấm lòng của mình để đón nhận, quằn quặn và đau đáu viết.

Ông hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc khi mới 37 tuổi, khi đó ông chưa biết ông được tôn vinh là nhà văn lớn. Hơn nửa thế kỉ đã qua đi, những tác phẩm của ông ngày càng khẳng định giá trị hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Tôi rất hâm mộ ông, một con người có có tấm lòng chân thành sống hết mình vì nhân dân và cuộc sống hiện thực khắc nghiệt để những trang viết được vẻ vang đến tận ngày hôm nay.

Tham khảo: Thuyết minh về tác giả Nam Cao

Cách trả lời 2

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật kiệt xuất. Trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông là ánh sao Khuê không bao giờ lụi tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau. Ông là “ khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của ông là bài ca yêu nước, tự hào dân tộc”. Ông là một người đa tài,ông không những là một nhà chính trị, nhà quân sự , nhà ngoại giao thiên tài đã góp công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn là một tác gia xuất sắc với nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian.

Nguyễn Trãi (1380–1442) hiệu là Ức Trai . Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng và yêu nước. Cha ông là 1 học trò nghèo đỗ Thái học sinh - Nguyễn Phi Khanh. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại, về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Nguyễn Trãi từ nhỏ đã phải chịu nhiều bi kịch.

Năm ông lên 5 tuổi đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Sau đó không lâu, ông ngoại cũng qua đời. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê. Cuộc đời của ông là một chuỗi những gian nan, thử thách.

Năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Năm 1406, nhà Minh đem quân sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc. Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước.

Ông vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi . Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh - Bình Ngô sách "hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người".

Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.

Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo".

Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi) . Năm 1442, án oan “Lệ chi viên” đột ngột đổ xuống hãm hại ông. Ông và gia đình phải chịu tội chu di tam tộc bi thảm nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước ,tìm con cháu còn sót lại và bổ nhiệm làm quan.

Ông đã để lại cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm có giá trị : về quân sự và chính trị có “Quân trung từ mệnh tập” gồm những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành.

"Bình ngô đại cáo " là áng " thiên cổ hùng văn " trong lịch sử , tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà ... Về lục sử có " Lam Sơn thực lục " là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và " Dư địa chí " viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ.Về văn học, Nguyễn Trải có " Ức trai thi tập”, “Quốc Âm thi tập" 
"Quốc Âm thi tập" được viết bằng chữ nôm, đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca Tiếng Việt .Ông là người đứng đầu trong sự nghiệp khởi nghĩa dòng thơ Nôm trong hàng nghìn , vạn văn chương chữ Hán dày đặc đương thời.

Ngoài ra thơ văn của ông còn thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa , triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên , nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước , thương dân.Yêu nước gắn với thương dân, ciệc nhân nghĩa nhằm làm cho nhân dân được sống yên ổn - đó là tư tưởng chủ đạo suốt đời của Nguyễn Trãi.Thơ Nguyễn Trãi thể hiện những triết lí thế sự sâu sắc mà giản dị ,những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời. Và trong thơ của ông còn tràn đầy tình yêu thiên nhiên , đối với ông thiên nhiên là bầu bạn , là gia đình ruột thịt.
Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc , ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùng với các bài chiếu ,biểu , lục , ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi là một thế giới thẩm mĩ phong phú , vừa trữ tình , trí tuệ, vừa hào hùng , lãng mạn . Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi là người tiên phong , để lại tập thơ xưa nhất và nhiều bài nhất .Đó là những bài thơ giàu trì tuệ , sâu sắc , thấm dẫm trỉ nghiệm về cuộc đời , được việt bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng , đăng đối một cách cổ điển. Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm , ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật.Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ , trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến.Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một "thiên cổ hùng văn". Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc.

Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, ông chẳng những góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc. Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân , gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng "Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo". Thời gian có thể phủ rêu lên tất cả nhưng ánh sao khuê ấy vẫn sẽ mãi soi rọi đến các thế hệ mai sau. Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi sẽ mãi là niềm tự hào của nước Việt.

Tham khảo thêm:

***

Bài 3 trang 159 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận nhé.


(397) 1324 04/08/2022