Bài 3 mục II trang 130 SGK Ngữ văn 12 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 mục II trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm chi tiết nhất.
Đề bài:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Đoạn thơ trên đã gợi ra được khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và sự gian lao, vất vả của cuộc hành quân là nhờ có sự đóng góp của nhiều yếu tố (có cả những yếu tố không thuộc ngữ âm), Hãy phân tích:
– Nhịp điệu của các dòng thơ.
– Sự phối hợp các thanh trắc và bằng ở ba dòng thơ đầu và cách dùng toàn thanh bằng (điệp thanh) ở dòng cuối.
– Các yếu tố từ ngữ: từ láy, phép đối, phép lặp từ ngữ, phép nhân hoá.
– Phép lặp cú pháp.
Trả lời bài 3 mục II trang 130 SGK văn 12 tập 1
Để soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 mục II trang 130 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:
Cách trả lời 1
Đoạn thơ gợi ra được khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và sự gian lao, vất vả của cuộc hành quân là nhờ có sự đóng góp của nhiều yếu tố:
– Nhịp điệu 4/3 ở ba câu thơ đầu, câu thơ cuối dường như không có nhịp.
– Các từ ngữ giàu sức gợi hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
– Đối các từ ngữ: Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm; Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống.
– Điệp từ ngữ: dốc, ngàn thước kết hợp với biện pháp nhân hóa: súng ngửi trời.
– Câu thơ 1 thiên về trắc, câu 4 toàn vần bằng. → Vừa gợi nên sự hùng tráng, mạnh mẽ vừa gợi tả không khí rộng lớn, trải rộng trước mắt sau khi đã vượt qua con đường gian lao, vất vả.
Cách trả lời 2
- Ngắt nhịp: nhịp ngắn và đối xứng ở ba câu đầu 4-3, câu cuối dường như không có nhịp.
- Thanh điệu:
+ Ba câu đầu dùng nhiều thanh trắc xen kẽ thanh bằng, dòng cuối toàn thanh bằng tạo ấn tượng về một viễn cảnh rộng mở ra mắt khi đã trải qua nhiều hiểm trở, khó khăn và đạt đến đỉnh cao.
+ Điệp thanh toàn thanh bằng ở dòng cuối tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, mênh mang: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
- Các yếu tố từ ngữ:
+ từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút) - điệp phụ âm đầu
+ Phép đối: Ngàn thước lên cao – ngàn thước xuống
+ Phép lặp: lại từ ngữ: dốc, ngàn thước
+ Phép nhân hóa: súng ngửi trời
- Phép lặp cú pháp (câu 1 và câu 3).
Cách trả lời 3
- Các yếu tố từ ngữ: từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), phép nhân hóa (súng ngửi trời), lặp từ ngữ (dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm) phối hợp biện pháp lặp và đối (ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống).
- Phép lặp cú pháp (câu 1 và câu 3).
- Ngắt nhịp: 4 – 3 ở ba câu thơ đầu.
- Thanh điệu: 3 câu đầu dùng nhiều thanh trắc xen kẽ thanh bằng, cuối toàn thanh bằng tạo ấn tượng về một viễn cảnh rộng mở ra mắt khi đã trải qua nhiều hiểm trở, khó khăn. Câu cuối khổ thơ toàn vần B gợi tả một không khí thoáng đãng, rộng lớn trải ra trước mắt khi đã vượt qua con đường gian lao vất vả.
- Tác dụng: Tất cả các yếu tố trên đã phối hợp tạo dựng khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.
Cách trả lời 4
Đoạn thơ gợi ra khung cảnh vùng rừng núi hiểm trở, khúc khuỷu trên đường hành quân vất vả, gian lao của những người lính
– Nhịp điệu 4-3 ở ba câu thơ đầu.
– Sự phối hợp các thanh T và B ở ba câu thơ đầu, câu thơ đầu thiên về vần T, câu 4 toàn vần B.
→ Gợi không gian hiểm trở làm nổi bật hình ảnh những người lính Tây Tiến dũng mãnh, quả cảm.
– Cuối khổ thơ toàn vần B gợi tả không khí thoáng đãng, rộng lớn trải trước mặt khi vượt qua con đường gian lao.
– Các từ láy gợi hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
– Sử dụng phép đối từ: Dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm; ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống.
+ Phép lặp từ ngữ: dốc, ngàn thước.
+ Phép nhân hóa: súng ngửi trời.
→ Khung cảnh núi rừng hiểm trở, tính khốc liệt của cuộc hành quân.
Tham khảo thêm: Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
***
Bài 3 mục II trang 130 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm nhé.