Tìm hiểu chung về tác phẩm Mẹ tôi

Khái quát vài nét về văn bản Mẹ tôi bao gồm: tóm tắt, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích của tác phẩm
(411) 1369 02/08/2022

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Văn bản Mẹ tôi trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” (1886).

b. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “sẽ có ngày mất con”): Tình yêu thương của người mẹ dành cho En-ri-cô.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “yêu thương đó”): Tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của người con

- Đoạn 3 (Còn lại): Lời nhắn nhủ của người bố.

c. Thể loại

- Văn bản nhật dụng.

- Thuộc thể loại thư từ - biểu cảm.

d. Tóm tắt

       En-ri-cô đã vô tình ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện nên đã viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương, vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu thương, sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Trước cách cư xử tế nhị, khéo léo nhưng cũng rất kiên quyết, gay gắt của bố, En-ri-cô cảm thấy rất hối hận.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Với giọng văn tha thiết nhưng nghiêm khắc cùng với cách diễn đạt độc đáo, nhà văn đã giúp chúng ta cảm nhận được “Mẹ tôi” là bài ca tuyệt đẹp, ca ngợi vẻ đẹp cao cả, giàu đức hi sinh của người mẹ, vẻ đẹp mẫu mực của người cha và cho ta bài học sâu sắc về đạo làm con.

- Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và đáng trân quý nhất đối với mỗi người. “Con hãy nhớ rằng, tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.”

b. Giá trị nghệ thuật

- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ

- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con

- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.

(411) 1369 02/08/2022