Soạn bài Qua đèo ngang siêu ngắn
Trả lời câu 1 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Gieo vần ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8: tà – hoa- nhà – gia - ta.
- Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6.
Trả lời câu 2 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm lúc chiều tà.
- Thời điểm đó có lợi thế khi gợi cảm giác vắng lặng, là lúc mong được sum họp, mong được trở về nhà. Qua đó bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả.
Trả lời câu 3 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, vài chú tiều phu, con sông, cái chợ, mấy cái nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa.
- Các từ láy: lom khom, lác đác; các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và tô đậm vẻ hoang vắng, quạnh hiu.
Trả lời câu 4 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên với bức tranh thiên nhiên hoang sơ bát ngát núi đèo có sự sống con người nhưng nhỏ bé, vắng lặng, thưa thớt và buồn tẻ.
Trả lời câu 5 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện qua hai hình thức:
- Mượn cảnh nói tình: mượn hình ảnh hoang vắng, thưa thớt con người nói lên nỗi quạnh hiu, mượn tiếng kêu mang âm vọng đất nước, gia đình để thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ nước.
- Trực tiếp tả tình (câu thơ cuối): “Một mảnh tình riêng, ta với ta”: cô đơn, buồn.
Trả lời câu 6 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang có sự khác biệt với cách nói một mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp là vì: trời, non, nước càng bao la càng rộng thì mảnh tình riêng càng nặng nề u uất